Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu Trường THPT Lạc Long Quân báo cáo sự việc và phải cho học sinh quay trở lại lớp học.

Sở GD-ĐT lên tiếng việc 'học sinh bị đuổi học vì phụ huynh lên tiếng về thu chi của trường'

Dạ Thảo | 05/10/2023, 21:20

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu Trường THPT Lạc Long Quân báo cáo sự việc và phải cho học sinh quay trở lại lớp học.

Sự việc xảy ra tại Trường THPT Lạc Long Quân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) khiến dư luận xôn xao. Một phụ huynh lớp 12A3 có ý kiến trong nhóm Zalo của lớp về chuyện thu chi của nhà trường chưa hợp lý. Vì vậy, trường mời phụ huynh này lên làm việc để làm rõ thông tin. Tuy nhiên dù nhà trường đã nhiều lần mời phụ huynh để nghe giải thích về nội dung tin nhắn nhưng không nhận được sự hợp tác.

Ngay sau đó, ngày 7/9, trường đã cử giáo viên chủ nhiệm đến nhà để trao đổi và chuyển lời mời của ban giám hiệu nhưng đến nay, phụ huynh vẫn chưa lên làm việc. Do đó, ngày 25.9, Trường THPT Lạc Long Quân tiếp tục gửi thông báo tới phụ huynh.

Thông báo của trường nêu: “Sau thời gian trên, nếu ông không lên làm việc, nhà trường sẽ từ chối công tác giáo dục đối với học sinh”.

Ông Đinh Quang Dũng - Hiệu trưởng trường THPT Lạc Long Quân - cho biết luôn cầu thị trong việc hợp tác với phụ huynh, thể hiện ở việc bốn lần gửi giấy mời, cử giáo viên tới nhà gặp trực tiếp. Theo ông Dũng, tin nhắn của phụ huynh này trong nhóm lớp "không phải bất bình hay thắc mắc", chỉ nói trường không trung thực. Vì vậy, trường Lạc Long Quân mời phụ huynh để "giải thích thế nào là không trung thực".

untitled.jpg
Công văn với nội dung khá "lạ" của nhà trường gửi tới phụ huynh

Liên quan đến sự việc này, được biết, ngay trong sáng ngày 5.10, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới, Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Thế Cương đã yêu cầu Trường THPT Lạc Long Quân cho học sinh đi học lại từ sáng nay. Ông Cương cũng khẳng định: "Ngay tối qua, chúng tôi đã chỉ đạo, yêu cầu nhà trường phải để học sinh được đến lớp, không vì lý do mâu thuẫn gì đó giữa nhà trường và phụ huynh mà để học sinh không được đi học".

Theo ông Cương, về lý thuyết, theo quy định của Bộ GD-ĐT, trường tư thục cũng có quyền dừng đào tạo với học sinh, nhưng dưới góc độ giáo dục, đều là không cho phép. "Học sinh có tội tình gì mà đình chỉ học? Trường phải đảm bảo quyền lợi học sinh, không thể vì mâu thuẫn giữa trường và phụ huynh mà để các em không được đi học. Làm thế là không được" - ông Cương nói.

Còn theo thông tin từ anh H.X.T, phụ huynh đã học sinh trong sự việc trên, vào tối 3.10, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A3 gọi điện cho gia đình thông báo học sinh H.H.G, con anh phải nghỉ học từ 4.10 nhưng không có văn bản nào được gửi đến gia đình. Theo thông báo miệng của cô giáo, ngày 4.10, con gái anh đã nghỉ học.

Anh H.X.T. cho hay, anh không hài lòng trước các thông báo và yêu cầu của nhà trường. Những vấn đề anh và phụ huynh trao đổi trong nhóm lớp là những nội dung nhà trường phải có trách nhiệm giải thích để phụ huynh hiểu và đó là trao đổi trong nhóm riêng tư, không có ý xúc phạm nhà trường.

Về lý do hai lần được mời lên trường làm việc nhưng không lên, anh H.X.T. nói rằng mình rất bận, luôn phải đi công tác nên chưa thể sắp xếp thời gian được. Tuy nhiên, với thông báo ngày 25.9 của trường, anh rất bức xúc và chủ đích không đối thoại với nhà trường.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sở GD-ĐT lên tiếng việc 'học sinh bị đuổi học vì phụ huynh lên tiếng về thu chi của trường'