Thị trường ví điện tử Việt Nam đang tăng trưởng mạnh khi có ngày càng nhiều "ông lớn" tham gia.

Số người dùng ví điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 10 triệu vào 2020

06/06/2019, 16:02

Thị trường ví điện tử Việt Nam đang tăng trưởng mạnh khi có ngày càng nhiều "ông lớn" tham gia.

Ảnh minh hoạ chụp lại từ The Economic Times

"Sức nóng" của thị trường ví điện tử Việt Nam mới đây đã có phần tăng lên khi xuất hiện thông tin VINID - công ty con trực thuộc Vingroup - trở thành đại diện cho các cổ đông mới tại Công ty CP People Care - nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử MonPay.

Tại thị trường Việt Nam hiện có khoảng 20 ví điện tử đã được cấp phép, gồm: MoMo, ZaloPay, Payoo, Mobiví, Bankplus, 1Pay, Ví Việt, VTC Pay, Moca, WePay, Ngân Lượng, VnMart, Pay365, TopPay,… Trong đó, dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, thanh toán tại quầy, thanh toán tiêu dùng online được thực hiện chủ yếu qua MoMo, ZaloPay, Payoo…

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 31.12.2018, cả nước có 4,24 triệu ví điện tử đã được xác thực, liên kết với tài khoản ngân hàng. Giao dịch mỗi năm qua ví điện tử đạt 60 triệu với giá trị bình quân đạt 200.000 đồng/giao dịch.

Ngân hàng Nhà nước dự báo, số người sử dụng ví điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 10 triệu người vào năm 2020 (trong khi năm 2013 có 1,84 triệu người). Tuy nhiên, vào thời điểm đầu năm 2019, phía MoMo cho biết đã đạt lượng 10 triệu người đăng kí sử dụng dịch vụ.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã cấp phép cho 29 tổ chức không phải ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và 41 ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán di động.

Nhiều năm qua, các quỹ đầu tư liên tục hợp tác, rót vốn vào thị trường fintech (công nghệ tài chính) Việt Nam. Đáng lưu ý là song song với sự phát triển của thanh toán điện tử, ví điện tử được xem là thị trường khá sôi động khi ghi nhận nhiều phản hồi tích cực.

Số lượng người dùng ví điện tử đang tăng lên nhờ vào những giải pháp liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp fintech, đi cùng với đó là các chương trình khuyến mãi liên tục. Đây cũng là sự nỗ lực nhằm giảm thanh toán tiền mặt và mang lại sự thuận tiện, nhiều lợi ích hơn cho người dùng.

Các chuyên gia nhận định với sự phổ biến của các dịch vụ mới, phương thức thanh toán không tiền mặt có cơ hội bùng nổ trong thời gian tới, kèm theo đó sẽ là sự phát triển đầy tiềm năng của ví điện tử.

A.T.T tổng hợp

Bài liên quan
Xiaomi hưởng lợi khi Apple hủy dự án ô tô điện: Hơn 50% chủ sở hữu SU7 là người dùng Apple
Việc Xiaomi gia nhập thị trường ô tô điện đã nhận được sự yêu thích đáng ngạc nhiên của người dùng Apple. Dù là một sản phẩm mới trong lĩnh vực ô tô điện, chiếc sedan Speed Ultra 7 (SU7) của Xiaomi đã chiếm được 51,9% đơn đặt hàng trước từ người dùng Apple.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Số người dùng ví điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 10 triệu vào 2020