Trước nguy cơ bị cấm, TikTok thông báo có kế hoạch tạo ra 10.000 việc làm tại Mỹ trong 3 năm tới. Đây là sự gia tăng đáng kể so với khoảng 1.400 nhân viên hiện có ở nước này.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh TikTok phải đối mặt với cáo buộc chuyển dữ liệu người dùng Mỹ cho Chính phủ Trung Quốc khi công ty mẹ ByteDance đang đặt trụ sở ở Bắc Kinh.
"Đây là những công việc được trả lương cao, giúp chúng tôi tiếp tục xây dựng trải nghiệm vui vẻ, an toàn và bảo vệ quyền riêng tư của cộng đồng", người phát ngôn của TikTok nói với CNN.
TikTok cho biết đã tăng gấp ba lực lượng lao động ở Mỹ trong năm nay và các công việc mới sẽ phân bổ tại California, Texas, Florida và New York - tập trung vào lĩnh vực bán hàng, kiểm duyệt nội dung, kỹ thuật và hỗ trợ khách hàng.
Động thái trên của TikTok như nỗ lực nhằm xoa dịu chính quyền Tổng thống Trump và tránh lệnh cấm ở Mỹ.
Trước đó, các nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ như Chuck Schumer, Tom Cotton và Josh Hawley lo lắng dữ liệu người dùng TikTok có thể bị chuyển giao cho Chính phủ Trung Quốc. Dù vậy, TikTok khẳng định lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ ở chính nước này và có các bản sao lưu tại Singapore.
Chính quyền Trump cho biết đang xem xét việc cấm ứng dụng video phổ biến của Trung Quôc dù vẫn chưa rõ làm điều đó thế nào.
Hôm 20.7, các nhà lập pháp Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu (336 thuận và 71 chống) và thông qua dự thảo nghị quyết cấm TikTok khỏi các thiết bị của Chính phủ Hoa Kỳ. Việc này diễn ra như một phần của cuộc bỏ phiếu về gói sửa đổi Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng.
Sau khi Ấn Độ cấm cửa và đứng trước nguy cơ tương tự ở Mỹ, TikTok đang thực hiện các bước để rời Trung Quốc. Gần đây, TikTok đã thuê Giám đốc điều hành người Mỹ là Kevin Mayer (cựu Giám đốc của Walt Disney) và thông báo ByteDance đang xem xét tái cấu trúc công ty, bao gồm cả thành lập trụ sở cho TikTok bên ngoài Trung Quốc.
Tại Washington, TikTok đã vận động hành lang nhân viên Nhà Trắng hoặc các chính trị gia, gặp gỡ 50 công ty luật, luật sư, nhà lập pháp nổi tiếng ở Mỹ để nhấn mạnh việc họ không liên quan tới chính quyền Trung Quốc.
ByteDance chi một số tiền kỉ lục 500.000 USD trong quí 2/2020 (tính tới hết ngày 30.6) để vận động hành lang, xoa dịu cáo buộc TikTok trao thông tin của người dùng cho Trung Quốc.
Trong quý 1/2020, ByteDance đã chi khoảng 300.000 USD cho việc này.
Sau Ấn Độ và Mỹ, TikTok lâm nguy ở Úc vì bị bóc mẽ nói dối
Thủ thuật tránh TikTok và các ứng dụng âm thầm ngốn tiền 3G/4G
Sau Ấn Độ và Mỹ, TikTok lâm nguy ở Úc vì bị bóc mẽ nói dối
Thủ thuật tránh TikTok và các ứng dụng âm thầm ngốn tiền 3G/4G
Coinbase chặn hacker kiếm thêm 6,5 tỉ đồng từ vụ chiếm 130 tài khoản Twitter
Tổng thống Trump không tin COVID-19 biến mất nếu toàn dân đeo khẩu trang 4-8
Nhân Hoàng