Mục tiêu cụ thể của Bộ TT-TT trong giai đoạn 2021 – 2025 là tăng số lượng tài khoản người dùng mạng xã hội Việt Nam từ 90 triệu tài khoản lên 120 triệu tài khoản.

Tăng số lượng tài khoản người dùng mạng xã hội Việt Nam

Thu Anh | 13/01/2021, 21:20

Mục tiêu cụ thể của Bộ TT-TT trong giai đoạn 2021 – 2025 là tăng số lượng tài khoản người dùng mạng xã hội Việt Nam từ 90 triệu tài khoản lên 120 triệu tài khoản.

Trong kế hoạch phát triển 5 năm 2021-2025, Bộ TT-TT nêu rõ thông tin tuyên truyền phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Theo đó, Bộ TT-TT nhấn mạnh tới việc đẩy mạnh xây dựng và ứng dụng KH-CN vào phục vụ công tác quản lý thông tin, tuyên truyền. Ứng dụng CNTT trong việc thu nhận, tổng hợp, phân tích thông tin phản hồi từ người dân để trở thành nguồn thông tin tham khảo phục vụ các cơ quan của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng, điều chỉnh các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

mxh1-1573208743808570645136-crop-157320875932312333804.jpg
Ảnh: Internet

Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; nghiên cứu, rà soát để đề xuất xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch về phát triển lĩnh vực thông tin điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý, tạo môi trường cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng bình đẳng giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam.

Trong đó, mục tiêu cụ thể, bao gồm tăng số lượng tài khoản người dùng mạng xã hội Việt Nam từ 90 triệu tài khoản lên 120 triệu tài khoản. Giảm tài khoản người dùng trong nước dùng mạng xã hội nước ngoài từ 110 triệu xuống 90 triệu tài khoản. Giảm doanh thu quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới tại Việt Nam từ 600 triệu USD xuống 200 triệu USD. Tăng 50% thông tin tích cực đưa lên mạng xã hội. Giảm 50% số vụ vi phạm bản quyền; tăng doanh thu ngành công nghiệp game trong nước từ 325 triệu USD lên 600 triệu USD, tăng trưởng khoảng 84%.

Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu

Thời gian qua, Bộ TT-TT cũng đã khuyến khích các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu trong khuôn khổ hoạt động của các Quỹ phát triển KH-CN của doanh nghiệp kết hợp với hoạt động KH-CN của Bộ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có khả năng đưa vào áp dụng, triển khai trong thực tiễn ở Việt Nam.

Một số kết quả nghiên cứu của một số đề tài KH-CN cấp Bộ (chủ yếu của khối Khoa, Viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) đã được công bố trên các tạp chí quốc tế, hội nghị quốc tế và trên các tạp chí khoa học trong nước có uy tín (tổng trung bình khoảng 5-7 công bố/năm), trong khi hầu như không có công bố quốc tế nào giai đoạn trước.

Bộ cũng đã chỉ đạo điều phối, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 và chuyển đổi áp dụng TCVN ISO 9001:2015. Tiếp tục hướng dẫn triển khai nội dung ứng dụng CNTT kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001 (ISO điện tử) theo yêu cầu của Chính phủ.

Bài liên quan
Cần hình thành liên minh các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội Việt Nam
Một số giải pháp, cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy mạng xã hội trong nước phát triển được Bộ TT-TT đề ra, trong đó có việc hình thành liên minh các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội để kết nối các mạng xã hội trong nước hợp tác xây dựng hệ sinh thái số để chia sẻ dữ liệu, dịch vụ tạo lợi thế cạnh tranh với các mạng xã hội nước ngoài.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng số lượng tài khoản người dùng mạng xã hội Việt Nam