Các nhà sản xuất ô tô ở Trung Quốc đã giao một số lượng ô tô kỷ lục cho các đại lý trong 9 tháng đầu năm ngay cả khi nhu cầu bán lẻ chậm lại, khiến thị trường giảm tốc vào năm 2023.
Một nhà môi giới hàng đầu Trung Quốc dự báo điều này hôm 19.10.
Các nhà phân tích tại hãng China Merchants Bank International (CMBI) cho biết các nhà sản xuất ô tô đã giao 1 triệu xe cho các đại lý ở Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay. Đây là con số kỷ lục với thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Trong tháng 9, lượng hàng giao cho các đại lý tăng 33%, còn doanh số bán lẻ chỉ tăng 9%, đồng nghĩa là hàng tồn kho ở đại lý tăng vọt. Đó là xu hướng có thể tạo ra phần dôi ra, ảnh hưởng đến doanh số bán hàng trong năm tới.
Các nhà phân tích của CMBI đã sử dụng dữ liệu đăng ký bảo hiểm để theo dõi doanh số bán lẻ, tách biệt với việc giao hàng bán buôn cho các đại lý. Báo cáo của CMBI cho biết xu hướng phân kỳ trong việc giao hàng cho các đại lý và doanh số bán lẻ "khiến chúng tôi rất lo ngại về sản lượng bán buôn của các nhà sản xuất ô tô vào năm 2023".
"Chúng tôi dự đoán khối lượng bán buôn của Trung Quốc sẽ giảm vào năm 2023, với sự sụt giảm đáng kể xe động cơ đốt trong (ICE) so với năm nay", các nhà phân tích của CMBI nhận định.
Các dấu hiệu giảm nhu cầu trên thị trường Trung Quốc xuất hiện khi nền kinh tế suy yếu. Doanh số bán ô tô của Trung Quốc tăng trưởng chậm lại vào tháng 9; doanh số bán ô tô điện tăng với tốc độ chậm nhất trong 5 tháng.
Các quan chức ngành công nghiệp ô tô đã dự báo một thời gian cuối năm mạnh mẽ hơn khi người tiêu dùng đổ xô đi mua ô tô trước khi chính phủ trợ cấp cho xe điện và cắt giảm thuế với xe động cơ nhỏ hết hiệu lực.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của CMBI cảnh báo năm 2023 sẽ mang lại nhiều cạnh tranh hơn cho lĩnh vực ô tô điện, nói rằng họ dự kiến sẽ thấy tăng trưởng doanh số cho xe điện và xe hybrid trên cơ sở kết hợp giảm xuống dưới 50%.
"Chúng tôi tin rằng việc tăng giá bán lẻ vào năm 2023 so với 2022 để duy trì tỷ suất lợi nhuận có thể khó khăn hơn nhiều", nhà môi giới cho biết.
CMBI tin rằng dự báo đồng thuận về lợi nhuận ròng của các nhà sản xuất ô tô, bao gồm cả BYD, Guangzhou Automobile Group và Great Wall Motor có nguy cơ phóng đại quá mức rằng ngành sẽ hoạt động như thế nào vào năm 2023 do động lực thị trường thay đổi.
Các đối thủ của Tesla tăng tốc, cuộc chiến trên thị trường ô tô điện Trung Quốc lên đỉnh điểm
Cuộc chiến trên thị trường ô tô điện (EV) Trung Quốc đã lên đến đỉnh điểm khi 5 mẫu xe mới của các nhà sản xuất nội địa sẵn sàng để giao hàng, đem đến cho người mua nhiều lựa chọn hơn và gia tăng sự cạnh tranh với Tesla.
5 nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất Trung Quốc có các mẫu xe mới sẵn sàng giao hàng ngay trong tháng này: Sedan hạng sang ET5 của Nio; G9 của Xpeng; SUV cỡ lớn L9 của Li Auto; Seal của BYD - đối thủ cạnh tranh Model 3; Aito M5 chạy hệ điều hành HarmonyOS của Huawei Technologies.
Tất cả 5 mẫu ô tô chạy bằng pin đều được gọi là ô tô thế hệ tiếp theo, với công nghệ phát hiện vật thể, hỗ trợ đỗ xe và lái xe bán tự động là các tính năng tiêu chuẩn. Chúng cũng được trang bị pin hiệu suất cao, mỗi chiếc đều nhận được nhiều lời khen ngợi và đơn đặt hàng khổng lồ từ khách hàng.
David Zhang, nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Hoa Bắc (Trung Quốc), cho biết: “Một số mẫu xe mới vượt trội hơn ô tô điện Tesla nhờ công nghệ mới và các bộ phận tốt hơn mà chúng sử dụng. Tại thị trường Trung Quốc, chúng sẽ có thể thu hút một số người mua rời khỏi Model 3 và Model Y của Tesla”.
Những mẫu ô tô mới này được định giá khá tốt trong phạm vi 6 chữ số, tự cho mình là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Tesla và thậm chí là phân khúc cao cấp như BMW.
Hành trình tăng giá đánh dấu sự trưởng thành ngày càng tăng của các nhà sản xuất xe điện ở Trung Quốc, nhấn mạnh những thách thức với Tesla để duy trì doanh số dẫn đầu.
Phate Zhang, người sáng lập CnEVpost (trang tin tức EV có trụ sở tại Thượng Hải), cho biết: “Tất cả các mẫu ô tô mới đều được thiết kế cho tài xế Trung Quốc dựa trên những hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của người tiêu dùng địa phương. Chúng sẽ là những kẻ thách thức mới với ô tô điện Model 3 và Model Y của Tesla. Quan trọng hơn, chúng có thể thay đổi cuộc chơi trong thị trường ô tô điện đang phát triển nhanh của Trung Quốc”.
ET5 của Nio được bán trên thị trường như chiếc ô tô điện cao cấp với công nghệ mới nhất như buồng lái kỹ thuật số với hệ thống thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) trong một gói trang bị pin thể rắn.
ET5 có giá từ 328.000 nhân dân tệ đến 386.000 nhân dân tệ (56.675 USD), đắt hơn Model 3 do Tesla sản xuất tại Thượng Hải (279.000 nhân dân tệ) và phiên bản cơ bản của Model Y (316.900 nhân dân tệ).
Nhà sản xuất ô tô điện Li Auto (Bắc Kinh) sử dụng pin phạm vi mở rộng để xoa dịu sự lo lắng trong tầm hoạt động của khách hàng và đảm bảo rằng họ sẽ không bị mắc kẹt trên những con đường nông thôn xa các trạm sạc. Được bán với giá 459.800 nhân dân tệ, L9 của Li Auto có thể đi xa tới 1.315 km trong một lần sạc, theo tài liệu tiếp thị của hãng.
Nhà phân tích Huang Xili của Soochow Securities cho biết điều đó khiến L9 nằm trong phạm vi giá chiếc SUV hàng đầu chạy bằng xăng của BMW là 605.000 nhân dân tệ và SUV Q5 của Audi ở mức từ 400.000 nhân dân tệ đến 500.000 nhân dân tệ. Li Auto thông báo đã nhận được 30.000 đơn đặt hàng L9 trước trong vòng ba ngày kể từ khi ra mắt vào 21.6.
Để so sánh, Model 3 có phạm vi lái xe là 556 km cho một lần sạc và Model Y có thể đi xa tới 545 km.
Pin thể rắn ưu việt hơn vì điện từ điện cực rắn và chất điện phân rắn an toàn hơn, đáng tin cậy hơn và hiệu quả hơn so với chất điện phân gel polyme hoặc lỏng có trong pin lithium-ion hoặc lithium polymer hiện có.
Gao Shen, nhà phân tích độc lập tại thành phố Thượng Hải, cho biết: “Với nhận thức về thương hiệu mạnh mẽ của mình, Tesla vẫn sẽ hấp dẫn với nhiều tài xế Trung Quốc. Nó sẽ duy trì đà đi lên mạnh mẽ".
Không chịu thua kém, Xpeng (trụ sở ở Quảng Châu) gọi chiếc SUV G9 của mình là “ô tô điện được sản xuất hàng loạt có khả năng sạc nhanh nhất thế giới”, đồng thời tuyên bố chỉ cần 5 phút sạc cực nhanh cho 200 km phạm vi lái xe.
Đưa chiếc sedan hạng trung P7 của mình trong chuyến thử nghiệm lái xe bán tự động kéo dài 3.675 km từ Quảng Châu đến Bắc Kinh vào năm ngoái, Xpeng đang lắp cho G9 hệ thống lái hỗ trợ Xpilot 4.
Cứ 5 chiếc ô tô mới đi vào các con đường của Trung Quốc thì có 3 chiếc sẽ chạy bằng pin vào năm 2030, theo dự báo của hãng UBS Investment Research. Tốc độ tăng trưởng nhanh cũng đang thu hút các nhà sản xuất ô tô điện giá rẻ lên đời hạng sang.
Seal của BYD có giá từ 209.800 nhân dân tệ đến 286.800 nhân dân tệ, đưa nó vào mức giá để thu hút khách hàng của Tesla. BYD cho biết có tới 60.000 đơn đặt hàng đã được nhận từ cuối tháng 5.
Nhà sản xuất ô tô điện BYD (có trụ sở tại Thâm Quyến) được Thủ tướng Trung Quốc - Lý Khắc Cường đến thăm vào tuần trước, đã bán 641.000 chiếc ô tô điện thuần túy và xe hơi chạy kết hợp động cơ đốt trong và động cơ điện trong nửa đầu năm, mức tăng trưởng 300% so với một năm trước, vượt qua Tesla 564.000 chiếc trong cùng thời kỳ để trở thành hãng bán ô tô điện lớn nhất thế giới.
Mô hình mới trong khối là Huawei, nhà sản xuất trạm gốc 5G và các thiết bị viễn thông khác lớn nhất thế giới. Sự đột phá của công ty ở Thâm Quyến vào thị trường ô tô điện đã tạo ra Aito M5, do Huawei thiết kế và chạy trên HarmonyOS của hãng.
Được lắp ráp bởi công ty khởi nghiệp Seres có trụ sở tại thành phố Santa Clara (Mỹ) - một đơn vị của Sokon Industry Group ở thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc), Aito M5 có giá bán từ 280.000 nhân dân tệ và nhắm thẳng đến Model 3 của Tesla.
“Tesla được công nhận là thương hiệu ô tô điện thông minh hàng đầu trên toàn thế giới và là biểu tượng của địa vị xã hội. ET5 của Nio và L9 của Li Auto có thể đánh bại ô tô điện Tesla về hiệu suất. Chúng rất đáng mua”, theo Fanny Zhang, nhân viên bán hàng tại Thượng Hải đã đặt mục tiêu mua một mẫu ô tô điện Trung Quốc sau một số thử nghiệm với Model 3 và Model Y.