Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 4.4 tuyên bố hợp đồng mua hệ thống phòng không S-400 từ Nga đã được chốt, không thể hủy bỏ.

Thổ Nhĩ Kỳ không hủy mua S-400 bất chấp Mỹ gây sức ép

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 05/04/2019, 14:18

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 4.4 tuyên bố hợp đồng mua hệ thống phòng không S-400 từ Nga đã được chốt, không thể hủy bỏ.

Thổ Nhĩ Kỳ cùng Mỹ bất đồng sâu sắc về chuyện quốc gia Trung Đông quyết sở hữu S-400. Chính quyền Washington cảnh báo ban hành trừng phạt nếu thương vụ cứ được xúc tiến, đồng thời kêu gọi Ankara mua Patriot thay vì S-400.

Phát biểu bên lề chuyến thăm Mỹ, Ngoại trưởng Cavusoglu cho biết: “Tôi đã nói với họ rằng đây là thỏa thuận đã chốt. Do đó chúng tôi không thể hủy bỏ nó”.

Ngoại trưởng Cavusoglu còn tiết lộ phía Mỹ đưa ra một lời chào mời mua Patriot mới nêu rõ giá cả lẫn ngày giao hàng. Mọi chuyện vẫn cần phải thương lượng, tuy nhiên ông lo ngại sự bế tắc trong Quốc hội Mỹ khiến nước này không chắc chắn bán Patriot.

“Họ chẳng thể đảm bảo. Vậy ai sẽ đáp ứng nhu cầu của chúng tôi?”, Ngoại trưởng Cavusoglu chất vấn.

Hôm 3.4, Ngoại trưởng Cavusoglu thông báo Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất thành lập nhóm làm việc chung nhằm đảm bảo S-400 không đe dọa đến trang thiết bị quân sự Mỹ lẫn NATO. Ông cũng mong chính quyền Washington giải thích lên Quốc hội nước này, đồng thời nhấn mạnh quan hệ với Nga không phải sự thay thế cho mối liên minh trong NATO hay quan hệ đối tác với Liên minh châu Âu (EU).

Lầu Năm Góc ngày 4.4 phản hồi rằng họ không dự kiến tham gia nhóm làm việc chung, mặc dù vậy công tác huấn luyện phi công Thổ Nhĩ Kỳ điều khiển tiêm kích F-35 vẫn tiếp tục.

Mỹ vừa ngừng bàn giao phụ tùng F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: NPR

Dù nỗ lực thuyết phục qua nhiều năm nhưng Mỹ không thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ ý định sở hữu S-400. Bế tắc leo thang khi Lầu Năm Góc đầu tuần thông báo ngừng bàn giao phụ tùng tiêm kích F-35 “để chờ quyết định rõ ràng” về việc từ bỏ thương vụ mua hệ thống phòng không Nga của đồng minh trong NATO này.

Tình hình có nguy cơ tồi tệ hơn nếu Lầu Năm Góc tiến thêm một bước bằng cách loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình sản xuất F-35 (tiêm kích lắp ráp tại Mỹ nhưng linh kiện do nhiều quốc gia đồng minh cung cấp, trong đó khung thân, càng đáp cùng màn hình hiển thị đến từ Thổ Nhĩ Kỳ). Một số chuyên gia cảnh báo động thái này khiến cả hai đều chịu thiệt hại.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Trung Quốc, Mỹ và Hà Lan đạt được các đột phá công nghệ internet lượng tử gần như cùng lúc
Nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc, Mỹ và Hà Lan đã độc lập đạt được những đột phá gần như cùng lúc, có thể đưa các dịch vụ internet lượng tử gần như không thể hack trở thành hiện thực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài
Thủ tướng nêu rõ, việc mở rộng nhà ga T2 để bảo đảm đáp ứng kịp thời tình trạng quá tải cảng hàng không quốc tế Nội Bài là rất cần thiết, không thể chậm trễ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thổ Nhĩ Kỳ không hủy mua S-400 bất chấp Mỹ gây sức ép