Trong 3 tháng đầu năm 2016, lượng nhập khẩu các mặt hàng rau, củ, quả, thủy sản… từ Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Hải quan cho biết, trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập siêu 10,6 tỉ USD từ Trung Quốc. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng rau quả, thủy sản từ quốc gia này chiếm số lượng khá lớn, tăng so với cùng kỳnăm trước. Cụ thể, Việt Nam đã nhập từ Trung Quốc 39,2 triệu USD rau quả và 14,9 triệu USD thủy sản. Đây mới chỉ là số lượng được công bố qua đường chính ngạch. Còn qua đường tiểu ngạch thìchắc chắnsố lượng nhập khẩu cũng tăng không kém.
Trên thực tế, phần lớn rau quả được bày bán hàng ngày tại các chợ truyền thống đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các mặt hàng khoai tây, cà rốt, bông cải... chiếm 80-90%, hàng gia vị như hành khô, tỏi… chiếm 70% và trái cây chiếm 30% tùymùa vụ.
Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, mỗi ngày đều tiếp nhận và tiêu thụ khoảng 700 - 800 tấn rauquả nhập khẩu từ Trung Quốc, đó chưa kể lượng hàng rau quả nhập không chính thức bằng các con đường tiểu nghạch khác.
Theo đánh giá của nhiều tiểu thương tại nhiều khu chợ thì rau quả Trung Quốc bắt mắt hơn hàng Việt Nam bởi màu sắc đẹp, hình dáng bên ngoài to trònvà có giá rẻ hơn hàng Việt Nam cùng loại. Giá tỏi, gừng, hành, cà rốt, khoai tây... giá nhập khẩu bán sỉ, lẻ chỉ bằng 2/3, thậm chí bằng nửa so với hàng trong nước. Đây chính là những nguyên nhân chính khiếnrau quả Trung Quốc áp đảo hàng Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây là vấn đề về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các loại rau quả này đối với sức kkhoẻ của người tiêu dùng hiện nay.
Theo ghi nhận tại nhiều khu chợ đầu mối của Hà Nội nhưchợ Phùng Khoang, chợ Dịch Vọng và chợ Ngã Tư Sở vào sáng 21.4, dạo quanh nhiều khu vực ẩm thực khô có thể nhận thấyhành, tỏi, gừng...hàng Trung Quốc chất thành nhiều bao tải lớn đangđược nhiều tiểu thương sắp xếp ra sạp để chuẩn bị bán cho khách. Trong đó, hành, tỏi Trung Quốc giá bán chỉ 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Chị Vân, một tiểu thương bán hàng tại chợ Phùng Khoangcho biết, rất nhiều khu chợtrên địa bàn Hà Nộinhập nhiều loại gia vị, rau quả từ Trung Quốc. Với hành, tỏi, gừng… mỗi ngày chịbán khoảng 80 bao (bao gồm phân phối đi nhiều nơi khác). Những mặt hàng này bán lẻ tương đối ít, chủ yếu là chế biến và giao cho các nhà hàng, quán ăn.
Lý giải về nguyên nhân các tiểu thương trong nước luôn chuộng hàng Trung Quốc, chị Xuân, một tiểu thương bán rau quảcho hay: “Hàng của Trung Quốc rất đa dạng về kích cỡ, giá thì rẻ và ổn định. Trong khi đó, hàng Việt Nam thì đắt hơn nhiều, nguồn cung lại thất thường, mẫu mã không đẹp mắt. Gừng, tỏi, hành… chủ yếu là phân phối cho các nhà hàng, khách sạn nên họ cần rẻ và có nhiều hàng”.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, người dân trong nước còn liên tục nhập bắp cải, cà rốt, hành tây, cải thảo... từ Trung Quốcdo thời gian đầu năm vừa qua, đợt rét đậm kéo dài, nguồn hàng trong nước khan hiếm nên giá rất đắt đỏ. Do đó, các tiểu thương phải tìm đến nguồn cung từ Trung Quốc để có được mức lãi cao hơn.
Các loại hoa quảnhưtáo, lê, nho, hồng, lựu… từ Trung Quốc cũng có giá rẻ, từ 10.000 - 30.000 đồng/kg. Mức giá này rất hấp dẫn những người bán lẻ.
Về các mặt hàng thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc trong năm 2015 khoảng 54,6 triệu USD, tăng 42,2% so với cùng kỳ năm2014. Những mặt hàng thủy sản nhập từ Trung Quốc chủ yếu là đổ vào các nhà hàng, quán ăn với một khối lượng lớn.
Tuyết Nhung