Hãng Reuters đưa tin vào ngày 26.2, Quốc hội Hungary đã bỏ phiếu thông qua nghị định thư xin gia nhập NATO của Thụy Điển, xóa bỏ rào cản cuối cùng ngăn nước này gia nhập khối quân sự.
Chuyển động

Thụy Điển đã qua rào cản cuối cùng để vào NATO

Cẩm Bình 27/02/2024 08:55

Hãng Reuters đưa tin vào ngày 26.2, Quốc hội Hungary đã bỏ phiếu thông qua nghị định thư xin gia nhập NATO của Thụy Điển, xóa bỏ rào cản cuối cùng ngăn nước này gia nhập khối quân sự.

Nghị định thư được thông qua với tỷ lệ 188 phiếu thuận - 6 phiếu chống, sau khi Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cuối tuần trước sang thăm và ký thỏa thuận cung cấp vũ khí. Tổng thống Hungary sẽ sớm ký phê chuẩn.

thuy.jpg
Quốc hội Hungary trong phiên họp ngày 26.2 - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Kristersson phát biểu về diễn biến mới nhất: “Thụy Điển sắp bỏ lại 200 năm giữ vị thế trung lập, không liên kết quân sự phía sau. Chúng tôi gia nhập NATO để bảo vệ bản thân lẫn những gì chúng tôi tin tưởng”.

Nhà Trắng hoan nghênh Thụy Điển sớm gia nhập, đồng thời hối thúc Hungary nhanh chóng hoàn thành quá trình phê chuẩn. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định: “Tư cách thành viên cho Thụy Điển sẽ khiến tất cả chúng ta mạnh mẽ hơn và an toàn hơn”.

Kết nạp Thụy Điển (cùng Phần Lan trước đó) là lần mở rộng đáng kể nhất của NATO kể từ năm 1991 đến nay. Tư cách thành viên cho Thụy Điển giúp khối đơn giản hóa công tác lập kế hoạch và hợp tác quốc phòng ở mặt trận phía bắc. Quốc gia Bắc Âu này đóng góp hạm đội tàu ngầm tiên tiến quen hoạt động tại biển Baltic cùng phi đội chiến đấu cơ Gripen tự sản xuất.

Theo nhà phân tích Robert Dalsjo (Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển): “NATO có được một thành viên nghiêm túc có năng lực, qua đó loại bỏ sự bất ổn ở Bắc Âu. Còn Thụy Điển được hưởng cơ chế bảo vệ an ninh tập thể hỗ trợ bởi năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ”.

Thụy Điển cùng Phần Lan nộp đơn xin gia nhập NATO vào năm 2022. Quá trình phê chuẩn đòi hỏi tất cả thành viên khối hiện tại đồng ý. Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary không chấp nhận.

Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần nhấn mạnh họ chỉ chấp nhận nếu hai quốc gia Bắc Âu này, nhất là Thụy Điển, có lập trường rõ ràng hơn trong việc xác định đâu là tổ chức khủng bố. Hai quốc gia Bắc Âu thuộc số nước sẵn sàng tiếp nhận người Kurd tị nạn - đối tượng bị Ankara xem là khủng bố. Hungary lại muốn dùng tư cách thành viên NATO của hai nước này làm điều kiện buộc Liên minh châu Âu (EU) ngừng phong tỏa hỗ trợ tài chính.

Hơn một năm qua Thụy Điển cùng Phần Lan triển khai nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết bất đồng. Mỹ cùng nhiều đồng minh NATO cũng gây sức ép đồng thời chấp nhận vài điều kiện từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary để giúp khơi thông bế tắc.

Bài liên quan
Việt Nam ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế, thương mại và phát triển xanh với Thụy Điển
Biên bản ghi nhớ lần này sẽ góp phần tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và năng lượng, với mục tiêu tăng cường hợp tác thương mại song phương trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ theo hướng cân bằng và bền vững,...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thụy Điển đã qua rào cản cuối cùng để vào NATO