Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nếu các chi phí phúc lợi của EVN như hiếu hỉ, nghỉ mát... được tính vào chi phí sản xuất thì sẽ dẫn tới tình trạng tăng giá thành ở các phần khác, đặc biệt là giá điện. Như vậy, giá điện ở Việt Nam sẽ đội lên rất cao và người dân phải gánh tất cả chi phí.
Bộ Tài chính vừa chính thức công bố Dự thảo Nghị định ban hành Quy chế Quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để lấy ý kiến đóng góp. Dự thảo gồm 4 chương, 48 điều.
Tại Điều 26 của Nghị định này có quy định về chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm 19 khoản chiphínhư: chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ lao động, chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, chi phí giao dịch, đào tạo...
Đáng chú ý nhất là các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỉ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát; chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, Tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác... cũng được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Việc các khoản chiphúc lợi của EVN được tính vào chi phí sản xuất đã gây nên những ý kiến trái chiều trong dư luận.Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằngviệc để EVN tính các chi phí phúc lợi này vào chi phí sản xuất là rất phi lý.
"Nếu các chi phí phúc lợi EVN nhưhiếu hỉ, nghỉ mát... được tính vào chi phí sản xuất thì sẽ dẫn tới tình trạng tăng giá thành ở các phần khác, đặc biệt là giá điện. Như vậygiá điện ở Việt Nam sẽ đội lên rất cao và người dân phải gánh tất cả chi phí. Tôi thấy việc nàylà không bình thường", chuyên gia Lê Đăng Doanh cho biết.
Ông Doanh cho rằng, nếu so sánh quy chế hoạch toán của EVN với quy chế hoạch toán của các doanh nghiệp khác thì sẽ tạo ra sự bất bình đẳng. Nếu Bộ Tài chính cho phép EVN được tính như vậy thì cũng phải cho phép các doanh nghiệp khác được tính như thế, quan trọng là phải có sự bình đẳng trong cạnh tranh.
Theo ông Doanh, việc Bộ Tài chính công khai văn bản về Dự thảo Nghị định ban hành Quy chế Quản lý tài chính của EVN là một tiến bộ so với trước. Tuy nhiên, trong đó vẫn có những yếu tố chưa thực sự thỏa đáng. Chính vì vậy vẫn phải đưa ra thảo luận và góp ý kiến xem đãcó sự bình đẳng chưavàcó xảy ra tình trạng đặc quyền đặc lợi nào hay không?
Đồng quan điểm với ông Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằngcần phải thảo luận, xem xét một cách chặt chẽ trong việc để EVN tính các khoản chi phí phúc lợi nhưhiếuhỉ, nghỉ mát... vào chi phí sản xuất để tránh tình trạng lợi dụng để biến tướng các khoản chi này.
"Với các khoản chi phúc lợi như vậy, Bộ Tài chính cần phải xem xét việc chi ra sao cho đúng định mức vàtỷ lệ thực chiếm bao nhiêu. Nếu không xem xét một cách rõ ràngthì người ta sẽ lợi dụng chuyện này, chỉcó 1 nhưng lạitính thành 10 và đút túi chia nhau là không được.Thực racác khoản chi này không lớn so với các khoản chi khác nhưng nếu không thận trọng thì sẽ có sự gian lận trongmọi khoản chi phí", ông Long nhấn mạnh.
Tuyết Nhung
Ảnh minh họa.