Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia hợp tác với nhau để chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch, đồng thời nói rằng họ hiện có tất cả công cụ để làm điều đó.

Tổng giám đốc WHO: Đại dịch đang ở mức nguy cấp

Sơn Vân | 24/01/2022, 17:25

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia hợp tác với nhau để chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch, đồng thời nói rằng họ hiện có tất cả công cụ để làm điều đó.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tại cuộc họp báo tại trụ sở WHO ở thành phố Geneve (Thụy Sĩ) với Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Hợp tác và Phát triển Đức - Svenja Schulze: “Đại dịch COVID-19 hiện đã bước sang năm thứ ba và chúng ta đang ở thời kỳ nguy cấp. Chúng ta phải làm việc cùng nhau để đưa giai đoạn cấp tính của đại dịch này kết thúc. Chúng ta không thể để nó tiếp tục kéo dài, lẩn quẩn giữa hoảng loạn và lơ là”.

Hôm 24.1.2022, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tiết lộ Đức đã trở thành nhà tài trợ lớn nhất của WHO, nhưng không cho biết chi tiết. Trong lịch sử, Mỹ từng đóng góp tài chính lớn nhất trong số các quốc gia thành viên của WHO.

Svenja Schulze nói rằng ưu tiên hàng đầu của Đức, nước đảm nhận vị trí Chủ tịch G7, là chấm dứt đại dịch trên toàn thế giới và kêu gọi "chiến dịch tiêm vắc xin toàn cầu thực sự được tăng tốc ồ ạt" để thực hiện điều này.

tong-giam-doc-who-dai-dich-dang-o-muc-nguy-cap.jpg
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói các quốc gia có tất cả công cụ để chấm dứt gia đoạn cấp tính của đại dịch COVID-19 - Ảnh: Reuters

Sự kiện ở Geneva mở đầu cho một tuần họp của Ban chấp hành WHO, nơi các khía cạnh chính của tương lai cơ quan y tế Liên Hợp Quốc sẽ được thảo luận, bao gồm việc Tedros Adhanom Ghebreyesus tranh cử nhiệm kỳ thứ hai và đề xuất cho cơ quan này độc lập hơn về tài chính.

Mỹ đang từ chối các đề xuất để WHO độc lập hơn về tài chính, làm dấy lên nghi ngờ về sự hỗ trợ lâu dài của chính quyền Biden với cơ quan này.

Đề xuất do nhóm công tác của WHO về tài chính bền vững đưa ra sẽ tăng mức đóng góp thường niên của mỗi quốc gia thành viên. Kế hoạch này là một phần của quá trình cải cách rộng lớn hơn được đánh dấu bởi đại dịch COVID-19, nêu bật những hạn chế về quyền lực của WHO trong việc can thiệp sớm vào cuộc khủng hoảng.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đang phản đối cải cách vì lo ngại về khả năng của WHO trong việc đối đầu với các mối đe dọa trong tương lai, bao gồm cả từ Trung Quốc, các quan chức Mỹ nói với Reuters.

Thay vào đó, Mỹ đang thúc đẩy việc thành lập một quỹ riêng, do các nhà tài trợ trực tiếp kiểm soát, để tài trợ cho việc phòng ngừa và kiểm soát các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe.

4 quan chức châu Âu tham gia vào các cuộc đàm phán, từ chối nêu tên vì không được phép nói chuyện với giới truyền thông, đã xác nhận sự phản đối của Mỹ. Chính phủ Mỹ không đưa ra bình luận ngay lập tức.

Tiến sĩ David Nabarro, đặc phái viên về COVID-19 của WHO, nói rằng việc kết thúc đại dịch ở trong tầm mắt nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

Cuối cùng đã ở trong tầm mắt, nhưng sẽ mất bao lâu để đạt được điều đó? Chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì trên đường đi? Đó là những câu hỏi mà không ai trong chúng ta có thể trả lời được vì loại vi rút này vẫn tiếp tục mang đến cho chúng ta những thử thách và bất ngờ. Dường như chúng ta vừa mới vượt qua được nửa chặng đường trong một cuộc chạy marathon và thấy rằng có một điểm kết thúc và những người chạy nhanh đang vượt qua chúng ta. Thế nhưng, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài, rất dài và sẽ rất khó khăn”, David Nabarro nhận định.

David Nabarro cũng có những lời lẽ mạnh mẽ với những người nói rằng COVID-19 nên được xem như một bệnh cúm.

Tôi luôn tự hỏi những người đưa ra những dự đoán này biết điều gì mà tôi và các đồng nghiệp của tôi trong Tổ chức Y tế Thế giới không biết. Bạn thấy đấy, những gì nhiều người đang nhìn thấy từ khắp nơi trên thế giới và báo cáo cho WHO là đây vẫn là một loại vi rút rất nguy hiểm, đặc biệt là với những người chưa tiêm vắc xin và chưa nhiễm trước đây. Nó cũng có thể đột biến và tạo thành các biến thể.

Vì vậy, thành thật mà nói, chúng tôi không nói COVID-19 nên được coi giống bệnh cúm hay thực sự như bất cứ điều gì khác. Đó là một loại vi rút mới và chúng ta phải tiếp tục đối xử với nó như thể nó đầy rẫy những điều bất ngờ, rất khó chịu và khá xảo quyệt”, ông cho hay.

Bài liên quan
WHO chưa thể kết luận về vắc xin trị Omicron, BioNTech phát triển cách phát hiện nhanh độ nguy hiểm biến thể mới
Hôm 1.11.2022, WHO cho biết cần có thêm nhiều nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu vắc xin COVID-19 hiện tại có cung cấp sự bảo vệ đầy đủ chống lại biến thể Omicron hay không, ngay cả khi các nhà sản xuất phát triển vắc xin thế hệ tiếp theo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng giám đốc WHO: Đại dịch đang ở mức nguy cấp