Hôm 21.9, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc - Antonio Guterres đã khiển trách thế giới về việc phân phối vắc xin COVID-19 không công bằng, mô tả đây là sự ghê tởm và mang lại cho toàn cầu "điểm F về đạo đức học".

Tổng thư ký LHQ: Phân phối vắc xin COVID-19 không công bằng là điểm F về đạo đức học

Sơn Vân | 21/09/2021, 23:18

Hôm 21.9, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc - Antonio Guterres đã khiển trách thế giới về việc phân phối vắc xin COVID-19 không công bằng, mô tả đây là sự ghê tởm và mang lại cho toàn cầu "điểm F về đạo đức học".

Phát biểu tại cuộc họp thường niên các nhà lãnh đạo thế giới của Liên Hợp Quốc tại New York (Mỹ), ông Antonio Guterres cho biết hình ảnh từ một số nơi trên thế giới về vắc xin hết hạn và không được sử dụng trong thùng rác đã kể "câu chuyện của thời đại chúng ta", với phần lớn thế giới giàu có được chủng ngừa trong khi hơn 90% châu Phi thậm chí chưa nhận được một liều thuốc.

"Đây là một bản cáo trạng đạo đức về tình trạng thế giới của chúng ta. Đó là một sự ghê tởm. Chúng ta đã vượt qua bài kiểm tra khoa học, nhưng chúng ta đang đạt điểm F về đạo đức học", ông Antonio Guterres nói trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã trở lại New York năm nay sau một sự kiện trực tuyến năm ngoái trong đại dịch.

Khi đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành, khoảng 1/3 trong số 193 thành viên của Liên Hợp Quốc lại gửi video một lần nữa, nhưng nhiều tổng thống, thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao còn lại đã đến Mỹ.

Trong số 5,7 tỉ liều vắc xin COVID-19 được sử dụng trên khắp thế giới, chỉ có 2% là ở châu Phi. Ông Antonio Guterres đang thúc đẩy kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 toàn cầu cho 70% dân số thế giới vào nửa đầu năm sau.

phan-phoi-vac-xin-covid-19-khong-cong-bang-la-ghe-tom.jpg
Ông Antonio Guterres phát biểu tại kỳ họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại thành phố New York, Mỹ ngày 21.9 - Ảnh: Reuters

Bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm thứ hai ở vị trí Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào ngày 1.1.2021, ông Antonio Guterres cũng cảnh báo về căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc trên thế giới như Mỹ và Trung Quốc.

"Tôi sợ rằng thế giới của chúng ta đang hướng tới hai bộ quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính và công nghệ khác nhau, hai cách tiếp cận khác nhau trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo,cuối cùng là hai chiến lược quân sự và địa chính trị khác nhau. Đây là một công thức cho rắc rối. Nó sẽ khó dự đoán hơn nhiều so với Chiến tranh Lạnh", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói.

Hôm 19.9, cựu Thủ tướng Anh - Gordon Brown cảnh báo hơn 100 triệu liều vắc xin có thể sẽ bị loại bỏ vào tháng 12.2021 nếu các nhà lãnh đạo trên toàn cầu không chia sẻ với các nước nghèo.

Báo cáo mới từ nhóm nghiên cứu Airfinity, số lượng “đáng kinh ngạc” của các loại vắc xin hiện có sẽ không còn có ích cho bất kì ai vào tháng 12 tới.

Ông Gordon Brown cho biết việc Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo EU không đồng ý về kế hoạch phân phối vắc xin dự phòng có nghĩa là thế giới đang phải đối mặt với “thảm họa lãng phí vắc xin”.

Ông Gordon Brown đã gửi nghiên cứu của Airfinity cho các chính trị gia hàng đầu, bao gồm cả Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh và các nhân vật cấp cao ở Brussels (Bỉ), trước khi hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu diễn ra vào ngày 22.9.

Airfinity cho biết nghiên cứu của họ dự đoán rằng vào cuối tháng này, 7 tỉ liều vắc xin sẽ có sẵn trên khắp thế giới và tăng lên 12 tỉ liều vào tháng 12. Xem chi tiết tại đây.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thư ký LHQ: Phân phối vắc xin COVID-19 không công bằng là điểm F về đạo đức học