Sáng 5.7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi họp trực tuyến với lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh về tình hình chống dịch ở tỉnh này.

TP.HCM đặt mục tiêu khoanh vùng F0 trong vòng 1 giờ

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 05/07/2021, 13:43

Sáng 5.7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi họp trực tuyến với lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh về tình hình chống dịch ở tỉnh này.

TP. HCM đưa mục tiêu đối phó khi dự tính 10.000 người mắc COVID-19

Hiện nay, TP.HCM đã dẫn đầu cả nước vì có ca mắc COVID-19 nhiều nhất (hơn 6.200 ca nhiễm). Đánh giá tình hình dịch bệnh ở TP.HCM, Phó thủ tướng cho biết tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến nhanh, phức tạp và dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận trường hợp mắc mới do mầm bệnh đã lưu hành trong thời gian dài tại nhiều nơi. Đáng chú ý, dịch đã bùng phát tại các khu vực có nguy cơ cao như nhà máy, khu công nghiệp, các chợ dân sinh. Thành phố cũng quyết định tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10 sau 0 giờ ngày 29.6 đến khi có thông báo mới.

"Hiện nay, Bộ Y tế đã hướng dẫn việc TP.HCM thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà theo công thức 14-14 (14 ngày cách ly tập trung, 14 ngày cách ly tại nhà)" - Phó thủ tướng ghi nhận.

dam-2.jpg
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 với TP.HCM

Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Y tế thành phố cho biết trước tình hình số ca bệnh vượt mốc 5.000 ca, TP.HCM đã lên phương án xây dựng các bệnh viện dã chiến với tổng cộng 10.000 giường. 

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, ngành y tế đang điều phối nhân lực tối đa, cùng với sự viện trợ của Trung ương, dốc toàn lực khống chế dịch. Đây là giai đoạn thử thách năng lực của thành phố khi hàng nghìn người các lực lượng tỏa ra khắp mặt trận, từ truy vết, cách ly, xét nghiệm, điều trị đến tiêm vắc xin. Đây cũng là giai đoạn thành phố có nhiều biện pháp mạnh, quyết liệt hơn trong chiến lược chống dịch.

TP.HCM đặt mục tiêu khoanh vùng F0 trong vòng 1 giờ

Đưa ra vấn đề khoanh vùng F0 để điều trị, đồng thời tránh lây lan, TP.HCM cho biết sẽ xác định khu vực khoanh vùng trong 1 giờ hoặc sớm hơn nữa ngay sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định mắc COVID-19. Để có căn cứ khoanh vùng, nhân viên điều tra dịch tễ sẽ tiến hành điều tra nhanh ca F0 kết hợp với đánh giá thực địa để có cơ sở khoanh vùng phạm vi xử lý.

Đối với công tác điều tra dịch, xác định các mốc dịch tễ của F0, lập danh sách F1 gần, F1 xa và F2 của F1 gần sẽ được điều tra theo thực tế tiếp xúc, không theo hộ khẩu. Người có hộ khẩu nhưng không sống tại địa phương, không tiếp xúc thì không tính; ngược lại đối với người dù không có hộ khẩu nhưng sinh hoạt trong khu vực, thân nhân, bạn hữu thăm viếng thì vẫn phải lập danh sách người tiếp xúc...

binh-so-yte.jpeg
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM

Đồng thời, những người tiếp xúc với F0 sẽ được phân loại mức độ nguy cơ tiếp xúc, từ đó sẽ lên phương án xử lý thích hợp. Việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tùy theo từng đối tượng sẽ theo các nguyên tắc riêng.

Đối với tất cả F1 sau khi được lập danh sách sẽ được chuyển ngay về khu cách ly tạm thời của quận, huyện để điều tra dịch tễ. F1 sẽ được làm test nhanh ngay, đồng thời lấy mẫu làm xét nghiệm khẳng định RT- PCR. Nếu kết quả test nhanh dương tính với COVID-19 thì xử lý như trường hợp nhiễm trong khi chờ kết quả khẳng định RT- PCR.

Các mẫu xét nghiệm khẳng định RT- PCR sẽ được chuyển khẩn về phòng xét nghiệm theo sự điều phối của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và có kết quả xét nghiệm trong 12 giờ hoặc sớm hơn. Các đối tượng khác như F2, xét nghiệm mở rộng… sẽ được xét nghiệm test nhanh kháng nguyên và lấy mẫu gộp theo từng hộ gia đình hoặc 2 - 3 hộ trong cùng một mẫu gộp để thuận lợi cho việc truy vết sau này.

Nếu kết quả test nhanh dương tính với COVID-19 thì xử lý như trường hợp nhiễm trong khi chờ kết quả khẳng định RT- PCR. Việc tổ chức lấy mẫu được thực hiện theo nhóm đối tượng nguy cơ để tránh lây nhiễm chéo khi lấy mẫu. Từng hộ sẽ được mời lần lượt ra điểm lấy mẫu, bắt đầu từ hộ nguy cơ thấp nhất.

Trong đợt cao điểm kiểm soát dịch COVID-19 lần này, thành phố sẽ sắp xếp, tổ chức bộ máy điều tra dịch và can thiệp chống dịch tại cộng đồng. Trung tâm Y tế quận, huyện và trạm y tế sẽ đảm trách tổ chức lực lượng điều tra truy vết và lấy mẫu xét nghiệm phục vụ chống dịch. Các lực lượng này chỉ tập trung công việc của mình, không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác, để đảm bảo hoàn thành công tác truy vết thật chi tiết, hiệu quả và công tác xét nghiệm nhanh chóng, an toàn. Việc phân công lực lượng này nhằm đảm bảo 100% F0 phải được khởi động điều tra trong vòng 1 giờ sau khi nhận được thông tin và các F1 phải có kết quả xét nghiệm trong 12 giờ; các F2 và mẫu xét nghiệm ổ dịch phải có kết quả trong 24 giờ. Trên cơ sở đó quyết định việc điều chỉnh phạm vi phong tỏa.

Đưa ra 3 nguyên nhân khiến TP.HCM có nhiều ca bệnh COVID-19 tăng đột biến trong thời gian qua, lãnh đạo ngành Y tế cho biết hiện nay dịch bệnh tại TP.HCM chủ yếu là biến Delta (được tìm thấy lần đầu tiên ở Ấn Độ). Biến chủng này có sự lây lan nhanh, đặc biệt là trường hợp tiếp xúc gần. Điều thứ 2 chính là do TP.HCM có mức độ tập trung dân cư đông đúc, nhiều chợ tự phát và chợ truyền thống tập trung với mật độ cao, điều này khiến vi rút có sự lây lan nhanh hơn. Hơn nữa thành phố cũng có nhiều khu công nghiệp và nhà máy sản xuất, số lượng công nhân đông khiến việc lây lan càng trở nên khó kiểm soát.

Hiện nay, thành phố đã thành lập Trung tâm điều hành, điều phối xét nghiệm trên địa bàn thành phố, điều này sẽ thúc đẩy quá trình xét nghiệm, năng lực xét nghiệm nhanh và chính xác. "Việc thành lập trung tâm này sẽ giúp TP.HCM đẩy nhanh được tiến độ xét nghiệm. Chiều nay, TP.HCM có khả năng lấy 1,4 triệu mẫu/ngày, năng lực xét nghiệm đạt 450.000 mẫu gộp. Đây là con số có thể tin tưởng trong thời gian tới, khi lực chọn đúng khu vực trọng tâm, trọng điểm, sử dụng nhuần nhuyễn test nhanh và RT-PCR, thành phố sẽ sớm kiềm chế và đẩy lùi dịch bệnh" - lãnh đạo ngành Y tế đặt mục tiêu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM đặt mục tiêu khoanh vùng F0 trong vòng 1 giờ