Chiều 21.2, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 27 làm việc với Thành ủy TP.HCM khảo sát 15 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

TP.HCM kiến nghị chính sách cải cách tiền lương để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Tú Viên | 21/02/2023, 19:45

Chiều 21.2, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 27 làm việc với Thành ủy TP.HCM khảo sát 15 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo báo cáo, trong 15 năm qua, đội ngũ cán bộ KH-CN trên địa bàn thành phố không ngừng tăng nhanh về lực lượng và đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM tập hợp hơn 60.000 hội viên trí thức khoa học và công nghệ là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành sinh hoạt tại 48 hội thành viên và các đơn vị trực thuộc tham gia tư vấn, góp ý, phản biện các chương trình, công trình, đề án trọng điểm của TP.

img_0316.jpeg
Quang cảnh hội nghị

Trên địa bàn TP có nhiều trường đại học, cơ sở đào tạo thu hút đông đảo cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học tham gia nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác với các đơn vị TP thực hiện các nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề phát triển của TP.

Ngoài ra, đội ngũ các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài đã đóng góp, hiến kế, phản biện tích cực cho các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM.

Về chính sách trọng dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức, trong giai đoạn 2014-2018, TP.HCM đã thu hút các chuyên gia về công tác tại 4 cơ quan, đơn vị thí điểm thuộc các nhóm, lĩnh vực khoa học công nghệ cơ bản, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học và công nghiệp công nghệ cao.

Qua 5 năm thực hiện thí điểm, các chuyên gia được thu hút đã phát huy vai trò là nhân tố chủ đạo, tiên phong trong tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến và đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tuy nhiên, kết quả thực hiện mới có ý nghĩa bước đầu, chưa tương xứng với kỳ vọng của TP.HCM. Trong đó, số lượng chuyên gia thu hút được còn hạn chế và nhiều trường hợp không tiếp tục làm việc sau khi kết thúc hợp đồng. Chế độ, chính sách tiền lương dù được TP.HCM mạnh dạn áp dụng cơ chế ưu đãi rất cao nhưng chưa đủ hấp dẫn để giữ chân đội ngũ chuyên gia.

Giai đoạn từ khi thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù từ năm 2017 đến nay, TP.HCM chuẩn hóa quy trình thu hút theo hướng công khai, minh bạch để thu hút, tuyển chọn chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực TP.HCM có nhu cầu giai đoạn 2019-2022.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho hay, TP.HCM cũng nhìn nhận một số mặt còn hạn chế như: nhận thức về công tác trí thức của một số cấp ủy chưa đầy đủ, chưa sâu sắc công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chưa được quan tâm đúng mức; Chính sách thu hút phát triển nguồn nhân lực từ đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học tuy được quan tâm, triển khai thực hiện nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong đợi.

Số lượng chuyên gia nhà khoa học đã và đang làm việc có số lượng rất hạn chế và mới chỉ tập trung vào một số ngành nghiên cứu trên phạm vi hẹp. Công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về cơ chế đặc thù thu hút của TP chưa được thực hiện bài bản, chưa cung cấp thông tin đầy đủ, hấp dẫn nhằm thu hút sự quan tâm, khả năng hợp tác của chuyên gia. Công tác kết nối giữa TP.HCM với hệ thống các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức khoa học trong và ngoài nước cùng mạng lưới các hội, hiệp hội chuyên ngành còn hạn chế.

Từ thực tế đó, TP.HCM kiến nghị Chính phủ sớm xem xét xây dựng và ban hành chính sách cải cách tiền lương phù hợp với mức sống và điều kiện của đô thị đặc biệt, đảm bảo mức lương và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức để tạo động lực giữ chân nhân tài, tạo đột phá trong thu hút đội ngũ trí thức nói riêng và nhân lực chất lượng cao nói chung đến công tác và cống hiến lâu dài cho hệ thống chính trị TP.

TP kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ xem xét, điều chỉnh quy định về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính “về hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức” để tạo điều kiện cho TP được chủ động sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước để tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao, nhất là trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM kiến nghị chính sách cải cách tiền lương để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao