Theo tạp chí khoa học The American Journal of Neuroradiology, các nhà khoa học ở Đại học Case Western (Mỹ) cho rằng trí tuệ nhân tạo nhận biết tế bào ung thư giỏi hơn cả bác sĩ.

Trí tuệ nhân tạo nhận biết tế bào ung thư giỏi hơn bác sĩ

25/09/2016, 08:05

Theo tạp chí khoa học The American Journal of Neuroradiology, các nhà khoa học ở Đại học Case Western (Mỹ) cho rằng trí tuệ nhân tạo nhận biết tế bào ung thư giỏi hơn cả bác sĩ.

Theo họ, khi quan sát các kết quả chụp cộng hưởng thì các bác sĩ khó phân biệt ung thư tái phát với các tế bào não bị chết trong quá trình điều trị, còn phần mềm máy tính thì ngược lại. Và họ đã lập được một phần mềm máy tính để làm việc đó.

Các nhà khoa học đã dùng phần mềm máy tính để phân tích các dữ liệu chụp cộng hưởng từ khi quét não của 15 bệnh nhân và họ cũng cho 2 bác sĩ xem kết quả chụp.

Công trình nghiên cứu cho thấy trong 15 trường hợp thì máy tính chẩn đoán chính xác 12 trường hợp trong khi bác sĩ thứ nhất đúng trong 8 trường hợp, còn vị bác sĩ thứ hai chỉ đúng trong 7 trường hợp.

Các nhà nghiên cứu nói rằng liệu pháp xạ trị có thể gây hoại tử do bức xạ, tức làm các tế bào đại não bị chết. Điều trị chứng hoại tử không thể giống như khối u não. Vì vậy, cần chẩn đoán chính xác để phân biệt hoại tử với ung thư tái phát. Và phần mềm máy tính mới đảm đương tốt việc đó.

Đồng thời, các nhà khoa học đã tìm ra loại thuốc có thể hạn chế sự lây lan glioblstoma- một dạng ung thư thuộc vào hàng ác tính nhất của não và hệ thần kinh trung ương. Propentofylline tấn công protein TROY và như vậy kiềm chế được ung thư. Thuốc này cũng nâng cao được hiệu quả hóa trị liệu bằng temozolomide và xạ trị.

Theo Zee News, propentofylline kiềm chế protein TROY ở những tế bào ung thư, ngăn cản các tế bào ung thư thâm nhập vào các mô khỏe và làm cho các tế bào ung thư khuất phục sự điều trị.

Nói chung, các bác sĩ thường phẫu thuật lấy khối u ung thư. Nhưng loại ung thư này không thể lấy hết tất cả các tế bào của khối u. Ung thư ác tính đặc biệt thâm nhập mạnh vào những mô gần nhất, vì vậy không điều trị bổ sung thì ung thư lại tái phát.

Được biết, một trong những khó khăn chính trong điều trị các căn bệnh não, kể cả ung thư não, là hàng rào máu não. Đây là hàng rào ngăn cản các tác nhân gây bệnh và mọi kẻ thù bên ngoài thâm nhập não. Chính vì vậy mà thuốc chữa bệnh cũng khó tới não.

Nhưng khác với phần lớn các loại thuốc, propentofylline lại có thể xuyên thủng hàng rào đó để tới não và điều cực kỳ quan trọng là ít gây ra tác dụng phụ.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan
Talkshow Gen Z và Ung thư 2024: Ung thư ngày nay
Trong những năm gần đây, ung thư đã trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt khi số ca mắc mới gia tăng và xu hướng trẻ hóa rõ rệt. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trên thế giới mỗi năm có thêm khoảng 160.000 trẻ em mắc mới ung thư và 90.000 trẻ em tử vong do căn bệnh này, riêng tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1.800 trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, những người trẻ hiện chưa nhận thức sâu rộng về cách phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trí tuệ nhân tạo nhận biết tế bào ung thư giỏi hơn bác sĩ