Korotchenko, Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng của Nga, cho biết: "Có báo cáo rằng 100.000 chí nguyện quân Triều Tiên đã chuẩn bị đến và tham gia vào cuộc xung đột".
Hãng thông tấn Regnum đưa tin, Triều Tiên đã nói rõ thông qua 'các kênh ngoại giao' rằng họ sẵn sàng nhận năng lượng và ngũ cốc từ Nga để đổi lại 100.000 binh sĩ, cũng như cung cấp nhân lực để sửa chữa thiệt hại chiến tranh. Triều Tiên sẵn sàng cung cấp một lực lượng chiến đấu khổng lồ để cố gắng tạo thế cân bằng có lợi cho Moscow.
Theo đó, lực lượng Triều Tiên sẵn sàng được triển khai chi viện các lực lượng của phe ly khai Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR). Trước đó, cả hai đều được Bình Nhưỡng công nhận là các quốc gia độc lập.
Một chuyên gia quốc phòng hàng đầu ở Moscow, đại tá Igor Korotchenko, nói với trên kênh Rossiya 1 của nhà nước Nga: "Chúng ta không nên ngần ngại khi đón cái chìa tay của Kim Jong-un dành cho chúng ta".
Korotchenko, Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng của Nga, cho biết: "Có báo cáo rằng 100.000 chí nguyện quân Triều Tiên đã chuẩn bị đến và tham gia vào cuộc xung đột". Korotchenko nói thêm rằng người dân Triều Tiên 'kiên cường và không đòi hỏi' và 'điều quan trọng nhất là họ có động lực'.
Nếu các chí nguyện quân Triều Tiên - với hệ thống pháo binh của họ, giàu kinh nghiệm về phòng không và hệ thống tên lửa phóng nhiều cỡ lớn, được sản xuất tại Triều Tiên - muốn tham gia vào cuộc xung đột, thì chúng ta hãy bật đèn xanh cho chí nguyện quân của họ".
Ông nói thêm: "Nếu Triều Tiên bày tỏ mong muốn đáp ứng nghĩa vụ quốc tế của mình là chống lại chủ nghĩa phát xít ở Ukraine, chúng ta nên để họ làm”, đồng thời khẳng định: "Để đảm bảo chủ quyền, DPR và LPR là bên ký các thỏa thuận liên quan”.
Mối quan hệ giữa Nga và Triều Tiên có từ năm 1948, khi Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên chính thức công nhận CHDCND Triều Tiên. Trong chiến tranh Triều Tiên, Quân đội Triều Tiên được sự hỗ trợ của Liên Xô.
Mối quan hệ giữa hai nước vẫn tiếp tục ngay cả sau khi Liên Xô tan rã, với việc Vladimir Putin rất coi trọng láng giềng Đông Bắc Á khi ông được bầu làm tổng thống vào năm 2000. Ông Kim Jong Un đã nhận lời mời đến thăm Nga vào năm 2015, và hai người đã gặp nhau ở Vladivostok vào năm 2019.
Khi Putin tấn công Ukraine vào ngày 24.2, Triều Tiên là một trong năm quốc gia bỏ phiếu phản đối nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án cuộc chiến.
Triều Tiên cũng trở thành quốc gia thứ ba sau Nga và Syria công nhận nền độc lập của DPR và LPR ở miền Đông Ukraine. Ukraine đã phản ứng bằng cách cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Triều Tiên.