Giới phân tích đánh giá dịch viêm phổi do coronavirus ảnh hưởng xấu đến việc Trung Quốc tăng mua hàng Mỹ như cam kết trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Trung Quốc khó lòng thực hiện cam kết tăng mua nông sản Mỹ do bị dịch bệnh

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 30/01/2020, 16:50

Giới phân tích đánh giá dịch viêm phổi do coronavirus ảnh hưởng xấu đến việc Trung Quốc tăng mua hàng Mỹ như cam kết trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

          

Theo thỏa thuận thì Trung Quốc phải tăng mua tối thiểu 200 tỉ USD hàng hóa cùng dịch vụ Mỹ trong 2 năm. Nhưng dịch bệnh bùng phát làm dấy lên nỗi lo nhu cầu từ nước này yếu đi, kéo giá hàng loạt mặt hàng chủ chốt nằm trong mục tiêu tăng mua xuống mức thấp, chẳng hạn giá giao dịch đậu tương thị trường Mỹ hôm 28.1 rớt đến đáy thấp nhất kể từ tháng 5.2019. Ngô, lúa mì, dầu, dầu thực vật... cũng chịu cảnh tương tự.

Các nhà phân tích vốn dĩ rất hoài nghi khả năng thực hiện cam kết vì mục tiêu nêu trên quá cao, đòi hỏi Trung Quốc cải tổ sâu rộng hoạt động giao thương lẫn dự trữ mặt hàng mà trong nước chưa có nhu cầu. Vậy mà giới chức Bắc Kinh một mực khẳng định chỉ nhập thêm hàng Mỹ dựa trên nhu cầu nội địa, trong khi trước đó họ đã giải quyết nhu cầu ngắn - trung hạn bằng cách mua từ đối tác khác như Brazil hay tự tăng năng lực sản xuất/canh tác (nông sản, sản phẩm năng lượng).

Giám đốc định giá Andrei Agapi thuộc Công ty S&P Global Platts còn chỉ ra một trở ngại khác: “Vài thành phố và làng mạc đang chịu phong tỏa, gây cản trở không chỉ cho đi lại mà còn cho cả vận chuyển hàng nông nghiệp. Lợn thịt không được đưa đến lò mổ”.

Chợ và công xưởng đóng cửa đến ngày 3.2 theo lệnh chính quyền, thậm chí sẽ lâu hơn. Hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng chắc chắn vì vậy mà bị ảnh hưởng.

Hơn nữa, giới chức Bắc Kinh bận tập trung đối phó dịch bệnh nên sẽ ít chỉ thị vấn đề thương mại. Trước kỳ nghỉ tết chẳng hề có giao dịch lớn nào. Chuyên gia Nick Marro thuộc Công ty tư vấn The Economist Intelligence Unit khẳng định viêm phổi coronavirus hiện là mục tiêu hàng đầu cần tập trung nguồn lực giải quyết, sau đó mới đến thương chiến.

Nhà kinh tế học Carlos Casanova thuộc Công ty bảo hiểm Coface nhận định chịu tác động lớn nhất là doanh nghiệp có chuỗi cung ứng từ Vũ Hán hoặc thành phố phong tỏa khác. Tuy nhiên đơn vị sản xuất bên ngoài cũng không thoát khỏi ảnh hưởng.

Trang Nikkei Asian Review dẫn lời những đơn vị cung ứng cho Apple cảnh báo yêu cầu tăng sản lượng iPhone lên 10% khó mà thực hiện do họ đặt xưởng tại Hà Nam và Quảng Đông – hai tỉnh đều ghi nhận nhiều ca bệnh viêm phổi. Lệnh cấm đi lại có khiến các nhà máy “ngồi chơi xơi nước” thời gian dài bởi vì công nhân hoặc người quản lý không quay lại làm việc.

Cẩm Bình (theo SCMP)

   
Bài liên quan
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc gặp Nvidia khi rộ tin Mỹ sắp trừng phạt thêm 200 công ty chip
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến ​​sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc khó lòng thực hiện cam kết tăng mua nông sản Mỹ do bị dịch bệnh