Một giáo sư của Đại học Harvard đã bị tòa án liên bang Mỹ truy tố với cáo buộc nhận tiền tài trợ từ Đại học Công nghệ Vũ Hán (WUT) nhưng đã lừa dối khi phủ nhận mối quan hệ liên quan với các tổ chức Trung Quốc.

Giáo sư Harvard bị truy tố vì nhận hàng triệu USD từ Đại học ở Vũ Hán

Hoàng Vũ | 30/01/2020, 06:17

Một giáo sư của Đại học Harvard đã bị tòa án liên bang Mỹ truy tố với cáo buộc nhận tiền tài trợ từ Đại học Công nghệ Vũ Hán (WUT) nhưng đã lừa dối khi phủ nhận mối quan hệ liên quan với các tổ chức Trung Quốc.

Trong buổi họp báo hôm 28.1, đại diện cho cơ quan công tố bang Massachussetts, công tố viên Andrew Lelling cho biết, giáo sư Charles Lieber, 60 tuổi, trưởng khoa khoa Hóa và Sinh hóacủa Đại học Harvard, đã không khai báo trung thực về mối liên hệ hợp tác với một số tổ chức Trung Quốc, nơi ông nhận được hàng trăm nghìn USD tiền tài trợ.

Các hồ sơ của tòa án chỉ ra rằng, nhóm nghiên cứu của giáo sư Lieber tại Harvard đã nhận tài trợ hơn 15 triệu USD từ Viện Y tế Quốc gia và Bộ Quốc phòng Mỹ. Để nhận khoản tiền này, ông Lieber phải khai báo công khai về nguồn tài trợ tài chính khác từ nước ngoài.

Tuy nhiên, ông Lieber đã nói dối về mối liên hệ với Đại học Công nghệ Vũ Hán (WUT) ở Trung Quốc và đã bí mật ký kết một hợp đồng cho chương trình tuyển mộ nhân tài của Trung Quốc nhằm thu hút các nhà khoa học trình độ cao làm việc cho quốc gia châu Á này.

Cáo trạng cho hay, giáo sư Lieber đã nhận 50.000 USD mỗi tháng từ WUT và nhận thêm 1,5 triệu USD để thành lập phòng nghiên cứu công nghệ nano tại Đại học Công nghệ Vũ Hán.

Công tố viên Lelling cho rằng trường hợp của ông Lieber đã nêu bật "mối đe dọa đang liên tục diễn ra" bởi Trung Quốc bằng cách sử dụng các chương trình tuyển mộ để lôi kéo nhiều học giả và nhà nghiên cứu với mục địch đánh cắp các công trình khoa họcvà công nghệ của Mỹ.

Phản ứng trước vụ việc trên, trong một tuyên bố, Đại học Harvard đã gọi các cáo buộc là "cực kỳ nghiêm trọng". "Harvard đang hợp tác cùng các cơ quan liên bang, bao gồm Viện Y tế Quốc gia, và đang tiến hành đánh giá riêng về hành vi sai trái của cáo buộc trên. Giáo sư Lieber đã bị đình chỉ công tác vô thời hạn". Phiên tòa xét xử giáo sư Lieber dự kiến diễn ra vào chiều 4.2 tại Boston, Mỹ.

Tháng trước, cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết nhà nghiên cứu y khoa người Trung Quốc Trịnh Táo Tùng (Zheng Zaosong) bị bắt tại sân bay ở Boston vì bị tình nghi tìm cách đưa các mẫu vật sinh học đã đánh cắp về nước.

Chuyên gia này bị phát hiện mang theo 21 ống nghiệm, bên trong chứa “chất lỏng màu nâu” được cho là “vật liệu sinh học”, giấu trong tất để trong hành lý ký gửi. Ông Trịnh vào tuần trước đã bị tòa án liên bang truy tố về hành vi tìm cách mang các mẫu sinh học không khai báo từ Mỹ về Trung Quốc và đưa ra các “kê khai giả mạo, bịa đặt và lừa đảo” cho hải quan Mỹ.

Ông Trịnh là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Tôn Trung Sơn (Sun Yat-sen) ở Quảng Châu, Trung Quốc và đã tham gia nghiên cứu tại Bệnh viện Beth Israel ở Boston trước khi bị bắt khi đón chuyến bay để trở về Bắc Kinh hôm 19.12 năm 2019.

Trang Nhung (theo CNN)
Bài liên quan
Trung Quốc mua được chip AI Nvidia tiên tiến mà Mỹ cấm xuất khẩu từ máy chủ Supermicro, Dell, Gigabyte
Một số trường đại học và viện nghiên cứu Trung Quốc gần đây đã mua được chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến của Nvidia thông qua các đại lý, bất chấp việc Mỹ thắt chặt lệnh cấm bán công nghệ như vậy cho cường quốc châu Á vào năm ngoái.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
14 phút trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo sư Harvard bị truy tố vì nhận hàng triệu USD từ Đại học ở Vũ Hán