Trung Quốc bây giờ đã không còn là quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng đầu thế giới và ngôi vị này đã rơi vào tay một quốc gia khác trong khu vực.

Trung Quốc mất ngôi thu hút FDI số 1 thế giới vào tay Ấn Độ

tuyetnhung | 24/04/2016, 09:23

Trung Quốc bây giờ đã không còn là quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng đầu thế giới và ngôi vị này đã rơi vào tay một quốc gia khác trong khu vực.

Theo The Economic Times, Ấn Độ đã chính thức thay thế Trung Quốc và trở thành điểm đến thu hút vốn FDI hàng đầu thế giới, với giá trị các dự án FDI năm 2015 là 63 tỉ USD. Tổng các dự dán FDI của Ấn Độ đã tăng 8% năm 2015, con số này tăng gần gấp 3 lần so với năm ngoái,lên tới 697 dự án.

Ấn Độ trở thành điểm đến hàng đầu thế giới cho FDI sau một nămquốc gia này thông báo nhiều dự án có giá trị lớn trong lĩnh vực: than, dầu, khí đốt tự nhiên, và và các lĩnh vực năng lượng tái tạo. Cụ thể, năm 2015 vừa qua, các công ty lớn như: Foxconn và SunEdison đã đồng ý đầu tư vào Ấn Độ các dự án trị giá 4 tỉ USD và 5 tỉ USD.

Trong top 10 điểm đến thu hút dòng vốn FDI năm 2015, Ấn Độ có 5 cái tên góp mặt trong bảng xếp hạng. Bang đứng đầu là Gujarat, nơi thu hút 12,4 tỉ USD, và tiếp theo là bang Maharashtra với 8,3 tỉ USD FDI. Chiến dịch “Make in India” kết hợp với dòng vốn FDI tăng lên tạo ra nhiều việc làm mới ở quốc gia Nam Á.

“Trong năm 2015, Ấn Độ lần đầu tiên trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc thu hút FDI, vượt qua cả Mỹ (với tổng giá trị vốn FDI năm 2015 là 59,6 tỉ USD) và Trung Quốc (với 56,6 tỉ USD)”, The Economic Times cho biết. Tuy nhiên, vốn đầu tư vào Trung Quốc đã giảm 23% năm 2015 và giảm 16% các dự án FDI.

The Economic Times cũng tiết lộnguyên nhân khiến các công ty vẫn liên tục đổ vốn đầu tư vào Ấn Độ và Trung Quốc là tiềm năng tăng trưởng thị trường nội địa và khả năng tiếp cận thị trường của hai quốc gia vẫn còn lớn.

Trong các nền kinh tế mới nổi, sau Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia lần lượt dẫn đầu về thu hút FDI, năm 2015 cũng chứng kiến sự gia tăng tại Indonesia với 38,5 tỉ USD, Mexico với 24,3 tỉ USD, Brazil với 17,3 tỉ USD.

Trong khi đó, tại Việt Nam, Báo cáo cập nhật của Tổng cục Thống kê (GSO) cũng cho thấy năm 2015, nguồn vốn FDI cam kết vào Việt Nam đạt 22,76 tỉ USD, tăng 12,5% so với năm 2014. Trong số này, cả nước có được 2.013 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,58 tỉ USD, tăng 26,8% về số dự án.Như vậy, trong năm qua, sức hút FDI của Việt Nam cũng được đánh giá làđứng khá cao trong khu vực.

Tuyết Nhung (TheoThe Economic Times)
Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc mất ngôi thu hút FDI số 1 thế giới vào tay Ấn Độ