Ngay khi Chính phủ Trung Quốc đồng ý mở cửa khẩu tại biên giới phía Bắc, hoạt động xuất khẩu tôm hùm, cá biển, cua... của Việt Nam trở nên sôi động.

Trung Quốc mở cửa, hải sản Việt Nam 'đắt khách'

Tin và ảnh: Tuyết Nhung | 30/03/2023, 17:00

Ngay khi Chính phủ Trung Quốc đồng ý mở cửa khẩu tại biên giới phía Bắc, hoạt động xuất khẩu tôm hùm, cá biển, cua... của Việt Nam trở nên sôi động.

Đầu tháng 1, phía Trung Quốc mở cửa biên giới nên giá một số loại thủy sản của Việt Nam như: tôm hùm, cá biển, cua... "nhích lên" từng ngày. Thương lái cũng gom hàng để xuất khẩu nên giá nhiều mặt hàng thủy hải sản tăng gấp đôi.

337140400_1277589796515288_3876360434194478064_n.jpg
Tôm hùm Việt Nam đắt khách Trung Quốc

Trong kịch bản xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023, bên cạnh thị trường Mỹ, thì Trung Quốc được coi là động lực thúc đẩy sau khi nước này dỡ bỏ hoàn toàn chính sách Zero COVID.

Tuy nhiên, Trung Quốc như một miếng bánh lớn đang bị chia sẻ bởi nhiều nước xuất khẩu, tạo ra sức ép cạnh tranh quá lớn đối với Việt Nam. Hiện 2 đối thủ lớn nhất là Ecuador và Ấn Độ đang chiếm thị phần chi phối với hơn 60% nhập khẩu tôm của Trung Quốc.

Thế mạnh của hai nước này là sản phẩm tôm đông lạnh cỡ nhỏ, giá rẻ. Không chỉ tôm, đối với nhiều mặt hàng thủy hải sản khác như các loài cá biển, mực, bạch tuộc... Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nhà xuất khẩu và thương gia thủy sản từ các nước.

Hai tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt gần 151 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ, chủ yếu vì giảm trong tháng 1. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong tháng 2 có tín hiệu tốt với mức tăng 25%, trong đó, xuất khẩu nhiều loài cá biển tăng mạnh.

Ngoài sản phẩm chủ lực và có thế mạnh như cá tra, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể khai thác thế mạnh từ hàng thủy sản tươi sống (tôm sú, tôm hùm, cá biển, cua, hàu, sò điệp...) xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nhằm vào phân khúc nhà hàng, khách sạn, du lịch. 

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và khai thác thị trường Trung Quốc ở góc độ địa phương. Một số địa phương tại Trung Quốc có đặc thù và thói quen tiêu thụ tương tự như Việt Nam, ưa chuộng hàng thủy sản Việt Nam hơn các nước khác. Ví dụ như Quảng Tây - tỉnh nhập khẩu hơn 75% thủy sản từ Việt Nam và chỉ có 25% từ các nước khác.

Khánh Hòa là một trong những địa phương xuất khẩu tôm hùm chủ lực sang Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cho phép mở cửa khẩu tại biên giới phía Bắc, hoạt động xuất khẩu tôm hùm của Khánh Hòa sang thị trường này diễn ra sôi động. Có thời điểm, mỗi ngày hàng trăm tấn tôm hùm được thu mua và xuất sang Trung Quốc.

Theo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, tôm hùm là mặt hàng thủy sản trọng điểm của tỉnh, được người dân thả nuôi tại 4 khu vực Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh. Năm 2022, số lượng tôm hùm giống nhập về tỉnh hơn 81 triệu con, sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt hơn 1.375 tấn. Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu thả nuôi 62.780 lồng tôm hùm, với sản lượng 2.100 tấn.

Bài liên quan
Úc: Bị phạt nặng vì ngược đãi... tôm hùm
Bị kết tội ngược đãi tôm hùm, một công ty chế biến hải sản ở Úc chịu mức phạt lên đến 1.500 USD.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc mở cửa, hải sản Việt Nam 'đắt khách'