Trang tin CNBC cho rằng việc thuế quan Trung Quốc áp đặt lên khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ sẽ làm tăng chi phí từ các đơn vị mua mặt hàng này trên khắp châu Á, đồng thời tự gây tổn thương cho doanh nghiệp quốc doanh của mình.

Trung Quốc sẽ sớm hối hận vì áp thuế với khí hóa lỏng Mỹ

Cẩm Bình | 09/10/2018, 17:31

Trang tin CNBC cho rằng việc thuế quan Trung Quốc áp đặt lên khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ sẽ làm tăng chi phí từ các đơn vị mua mặt hàng này trên khắp châu Á, đồng thời tự gây tổn thương cho doanh nghiệp quốc doanh của mình.

Chính quyền Bắc Kinh với mục tiêu giảm ô nhiễm đang cố chuyển từ sử dụng than sang khí tự nhiên sạch hơn, nhưng ngành sản xuất khí đốt và nhập khẩu đường ống dẫn khí phát triển không đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu. Dovậy,họ chuyển hướng sang LNG, loại khí hóa lỏng dễ dàng vận chuyển bằng đường biển.

Số liệu của công ty nghiên cứu Wood Mackenzie cho thấy Trung Quốc là quốc gia mua LNG số một của Mỹ trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6. Tuy nhiên, cường quốc châu Á vẫn bất chấp tình trạng phụ thuộc khí hóa lỏng, áp thuế suất 10% với mặt hàng nhập khẩu này vào tháng trước, nhằm đáp trả động thái thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới (với Trung Quốc là bên mua, Mỹ là bên bán) giữ vai trò có sức ảnh hưởng đến thị trường LNG. Xung đột thương mại giữa hai nước có khả năng tạo ra ảnh hưởng rộng khắp.

Động thái đánh thuế diễn ra trước mùa đông, khi nhu cầu LNG đạt đỉnh và bên mua dễ bị tổn thương vì giá cả tăng. Theo Wood Mackenzie, những đơn vị Trung Quốc đã phải hành động để giảm thiểu tác động xấu bằng cách mua hầu hết lượng LNG họ cần để đáp ứng nhu cầu mùa đông.

Wood Mackenzie tính toán Trung Quốc cần mua đến 8 triệu tấn LNG trên thị trường giao ngay, nơi hàng hóa có thể được giao lập tức hoặc trong tương lai gần.

Giles Farrer, giám đốc nghiên cứu cung cấp khí đốt và LNG toàn cầu, cho biết: “Tác động sẽ phụ thuộc vào tính ngắn hạn của thị trường mùa đông và Trung Quốc phải bổ sung thêm bao nhiêu hàng".

Tuy vậy, cường quốc châu Á cũng phải trả giá. Khi Trung Quốc áp thuế 10% với LNG Mỹ, những nhà cung cấp Úc, Qatar hay Đông Nam Á có thể tận dụng tình hình bằng cách đưa ra mức giá chỉ dưới mức giá LNG Mỹ (đã tính cả thuế). Điều này có nghĩa bên mua Trung Quốc bị “phụ thu” 4-5 triệu USD, theo tính toán của Wood Mackenzie.

Hứng chịu chi phí này sẽ là những doanh nghiệp chi phối thị trường mua LNG như Tập đoàn Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), công ty cổ phần TNHH dầu khí Trung Quốc (PetroChina) và Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc (Sinopec). Ở chiều ngược lại, bên bán như Cheniere của Mỹ cùng với đơn vị giao dịch như Trafigura (Hà Lan) và Vitol (Thụy Sĩ) sẽ hưởng lợi.

Chuyên gia phân tích năng lượng Katie Bays của Height Capital Markets nhận định tình hình này tạo cơ hội cho những đơn vị mua LNG Mỹ tại châu Âuvà bán lại hàng cho doanh nghiệp Trung Quốc. Cách làmnàygiúp bên châu Âu kiếm lời từ giá dầu khí cao ở châu Á, trong khi bên Trung Quốc “né” được thuế do LNG chứa trong kho châu Âu không còn được xem là khí đốt Mỹ nữa.

Cẩm Bình (theo CNBC)
Bài liên quan
Thị trường chủ lực Mỹ có phải là 'điểm sáng' cho con tôm Việt Nam?
Liệu thị trường chủ lực như Mỹ có phải là điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không khi mặt hàng này dù có cơ hội so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn còn khó về giá cả, giữ thị phần, các rào cản thương mại, biến động thị trường...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
29 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc sẽ sớm hối hận vì áp thuế với khí hóa lỏng Mỹ