Theo nguồn tin của Reuters, cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig của Canada không được phép gặp luật sư và phải tiếp nhận thẩm vấn 3 lần/ngày.

Trung Quốc thẩm vấn cựu nhân viên ngoại giao Canada hằng ngày

Cẩm Bình | 22/12/2018, 14:37

Theo nguồn tin của Reuters, cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig của Canada không được phép gặp luật sư và phải tiếp nhận thẩm vấn 3 lần/ngày.

Trung Quốc tuần trước bắt giữ ông Kovrig cùng doanh nhân Michael Spavor với lý do tình nghi họ dính líu đến hoạt động gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Một công dân Canada khác bị phạt hành chính vì làm việc bất hợp pháp. Có ý kiến đánh giá cường quốc châu Á dùng biện pháp này để trả đũa chuyện Giám đốc Tài chính (CFO) Huawei Mạnh Vãn Châu.

Các nguồn tin cho biết Kovrig bị chặn bắt trên đường vào ngày 10.12, 2 ngày sau thì Bắc Kinh mới thông báo cho chính quyền Ottawa. Đến hôm 14.12, Đại sứ Canada cùng hai nhân viên ngoại giao mới được phép tiếp xúc với ông trong nửa giờ đồng hồ.

Nguồn tin còn tiết lộ công dân Canada này không được phép xin bảo lãnh tại ngoại hay gặp luật sư, bị giữ tại một địa điểm bí mật, ban đêm không được tắt đèn và phải tiếp nhận phỏng vấn 3 lần/ngày (sáng, chiều, tối). Ông chỉ được tiếp xúc lãnh sự mỗi tháng 1 lần, gia đình lẫn người thân đến nay vẫn chưa thể gặp Kovrig.

“Ông ấy không bị ngược đãi thể chất nên vẫn khỏe mạnh, sáng suốt dù có căng thẳng lẫn mệt mỏi về tinh thần”, theo các nguồn tin.

Luật tố tụng hình sự Trung Quốc quy định chế độ giam giữ cũng như thẩm vấn đặc biệt với nghi phạm trong các vụ liên quan an ninh quốc gia. Nhà nghiên cứu Joshua Rosenzweig đến từ Tổ chức Ân xá quốc tế cho rằng nhiều khả năng ông Kovrig đang phải chịu hình thức “giám sát tại cơ sở chỉ định”.

Với hình thức này, giới chức năng tiến hành theo dõi chặt chẽ và thẩm vấn người bị giam trong thời gian dài nhằm tạo ra môi trường áp lực buộc họ nhận tội.

Phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21.12 khẳng định nước này vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp cũng như đối xử nhân đạo của Kovrig đúng theo luật pháp.

Cùng ngày, Mỹ cùng Canada tiếp tục lên tiếng yêu cầu cường quốc châu Á trả tự do cho hai ông Kovrig với Spavor.

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland nói: “Chúng tôi đặc biệt quan ngại khi giới chức Trung Quốc bắt giữ hai công dân đầu tháng này. Chúng tôi đề nghị lập tức thả người”. Quan chức này còn tuyên bố CFO Huawei đang đối diện với một quá trình pháp lý minh bạch và công bằng, Ottawa quyết không mặc cả hay chính trị hóa vụ việc.

Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại yêu cầu thả hai ông Kovrig với Spavor, đồng thời nhấn mạnh Canada tôn trọng các cam kết pháp lý quốc tế.

Phía Anh cùng Liên minh châu Âu (EU) cũng tỏ ý ủng hộ Canada. Đặc biệt EU tuyên bố từ chối cho gặp luật sư trong lúc bị giam giữ là hành vi trái với quyền bào chữa.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Trung Quốc mua cua ghẹ Việt Nam nhiều nhất
Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Anh đang là 5 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ngành chăn nuôi hết ‘nóng vội’, đề xuất được nằm ngoài diện kiểm kê khí nhà kính đến năm 2027
25 phút trước Theo dòng thời sự
Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết trước đây vì nóng vội, muốn chia sẻ với mục tiêu kiểm soát khí phát thải nên cho là có thể đưa lĩnh vực chăn nuôi vào diện kiểm kê khí nhà kính. Nhưng qua khảo sát thực tế, nghiên cứu, Hội thấy rằng điều này chưa thực sự phù hợp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc thẩm vấn cựu nhân viên ngoại giao Canada hằng ngày