Tân Hoa Xã ngày 20.3 đưa tin Luật giám sát quốc gia Trung Quốc đã được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc biểu quyết thông qua.

Trung Quốc thông qua luật cho phép Quốc hội thành lập cơ quan chống tham nhũng

Cẩm Bình | 20/03/2018, 15:25

Tân Hoa Xã ngày 20.3 đưa tin Luật giám sát quốc gia Trung Quốc đã được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc biểu quyết thông qua.

Luật giám sát quốc gia đã được Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đệ trình từ tháng 11.2017, là cơ sở pháp lý cho hoạt động của Ủy ban Giám sát quốc gia (NSC), “siêu cơ quan” chống tham nhũng mới được thành lập của Trung Quốc.

Theo Dự thảo Luật giám sát quốc gia được Tân Hoa Xã đăng vào tuần trước, luật này có tổng cộng 9 chương với 69 điều và phụ lục, quy định đầy đủ về các nguyên tắc chung, cơ quan giám sát và chức trách của cơ quan này, phạm vi giám sát, quyền hạn giám sát, trình tự giám sát, hợp tác quốc tế chống tham nhũng, giám sát với cơ quan/ nhân viên giám sát và chức trách luật pháp.

Như đã đề cập trong hiến pháp sửa đổi vừa được Trung Quốc thông qua, Luật giám sát quốc gia nói rõ NSC là cơ quan giám sát tối cao và Chủ nhiệm NSC do Đạo hội đại biểu Nhân dân toàn quốc bầu ra/ bãi nhiệm (áp dụng cho cả các cấp bên dưới, từ cấp huyện trở lên). Thành phần Ủy ban Giám sát các cấp gồm một Chủ nhiệm, nhiều Phó chủ nhiệm và Ủy viên.

Ủy ban Giám sát từ trung ương tới địa phương căn cứ theo luật pháp thực hiện cả ba chức trách là giám sát, điều tra, xử lý. Đối tượng của các Ủy ban là những “nhân viên, công chức thực thi quyền lực công”, gồm những cơ quan đảng và chính phủ, Đại hội đại biểu Nhân dân các cấp và Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân các cấp, Ủy ban Giám sát, Tòa án cùng Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và các Ủy ban trực thuộc, đội ngũ quản lý của các doanh nghiệp quốc doanh, nhân viên làm công tác quản lý cấp địa phương,…

Đặc biệt, biện pháp giam giữ mới-“lưu trí” (liuzhi)-cũng được nêu rõ trong Luật giám sát. Khi cơ quan giám sát đã có được một số lượng nhất định chứng cứ phạm tội của đối tượng, nhưng vẫn còn vấn đề quan trọng cần điều tra làm rõ, hơn nữa tình tiết vụ án lớn và phức tạp, hoặc đối tượng có khả năng chạy trốn, tự sát, thông đồng cung cấp lời khai giả, làm giả, che giấu, tiêu hủy chứng cứ cùng nhiều hành vi cản trở điều tra, thì sau khi được thẩm định và phê chuẩn theo luật pháp một cách nghiêm ngặt có thể đưa đối tượng đến giữ tại một địa điểm cụ thể tiến hành điều tra.

Sử dụng “lưu trí” phải thông qua tập thể Ủy ban Giám sát nghiên cứu quyết định, báo lên để người phụ trách đảng ủy đồng cấp phê chuẩn, đồng thời cũng phải báo lên Ủy ban Giám sát cấp trên. Thời gian tiến hành “lưu trí” không quá 3 tháng, trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thêm 1 lần, nhưng thời gian kéo dài cũng không được quá 3 tháng.

Ngoài ra, Luật giám sát cũng yêu cầu cơ quan giám sát phải tiến hành ghi âm, ghi hình các quá trình điều tra, khám xét và thẩm vấn. Quá trình xử lý tài sản dính líu đến các vụ án cũng phải được thực hiện nghiêm khắc.

Lễ bế mạc kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa 13 vào ngày 20.3 - Ảnh: CCTV

Trước khi Luật giám sát được thông qua, ông Dương Hiểu Độ đã được Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát quốc gia (NSC).

Cẩm Bình (theo Tân Hoa Xã)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc thông qua luật cho phép Quốc hội thành lập cơ quan chống tham nhũng