Một trong những mục tiêu của Chương trình KC.14/21-30 là ứng dụng, chuyển giao được các công nghệ tiên tiến để phát triển, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước phục vụ dân sinh…
Khoa học - công nghệ

Ứng dụng KH-CN đảm bảo an ninh nguồn nước

Thu Anh 17:10 08/12/2023

Một trong những mục tiêu của Chương trình KC.14/21-30 là ứng dụng, chuyển giao được các công nghệ tiên tiến để phát triển, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước phục vụ dân sinh…

Ngày 8.12, Bộ KH-CN phối hợp với phân hiệu Trường đại học Thủy lợi tại TP.HCM tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển và ứng dụng KH-CN đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2030”.

Nhiều vấn đề về an ninh nguồn nước

Theo đại diện nhà trường, Trường đại học Thủy lợi đã đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chất lượng cao trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, và đã đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong lĩnh vực an ninh nguồn nước và an toàn đập, nhà trường có nhiều nhà khoa học đang giảng dạy và nghiên cứu về các lĩnh vực, trong đó có khí tượng, thủy văn, quy hoạch, tưới tiêu, quản lý hệ thống công trình thủy lợi, môi trường đất, nước, cấp thoát nước…

Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái, nước đã trở thành tài nguyên chiến lược thứ hai sau tài nguyên con người, cũng là chìa khoá để đạt được tất cả mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, nhưng đang bị suy thoái trầm trọng.

z4954891024696_ccfaa968c54acfbb9737a875b2f60d3e.jpg
Bộ KH-CN phối hợp với phân hiệu Trường đại học Thủy lợi tại TP.HCM tổ chức hội thảo - Ảnh: TTTT

Trong những năm qua, nhà nước đã đầu tư và có nhiều giải pháp nhưng Thứ trưởng cho rằng điều này vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra với an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước ở nước ta.

Cụ thể, nguồn nước mặt của nước ta phân bổ không đều cả về không gian và thời gian, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước xuyên biên giới.

Nguồn nước ở nhiều khu vực ở nước ta bị ô nhiễm trầm trọng; công trình khai thác nguồn nước được xây dựng từ lâu đã xuống cấp, khó thay đổi công năng để đáp ứng cho sản xuất quy mô lớn; quản trị nước còn yếu, hiệu quả khai thác, sử dụng nước thấp...

Hướng tới các công nghệ tiên tiến

Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW ngày 23.6.2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

z4954891247538_901d036d81592e6f088c42a76ea5b2d5.jpg
Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TTTT

Thứ trưởng Bộ KH-CN cho biết ngày 1.12.2023, Bộ KH-CN đã ban hành Quyết định số 2846/QĐ-BKHCN phê duyệt Chương trình KH-CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH-CN phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước”, mã số KC.14/21-30.

Mục tiêu của Chương trình KC.14/21-30 sẽ hướng tới 3 vấn đề. Thứ nhất, cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn để hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.

Thứ hai, phát triển, ứng dụng, chuyển giao được các công nghệ tiên tiến để phát triển, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an ninh nguồn nước và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, phát triển, ứng dụng và chuyển giao được các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao mức bảo đảm an toàn, hiệu quả quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước và công trình thủy lợi.

Tại hội thảo, lãnh đạo Bộ KH-CN kỳ vọng trong giai đoạn đến năm 2030, Chương trình KC.14/21-30 sẽ góp phần giải quyết tổng thể các vấn đề KH-CN liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.

Bài liên quan
Quỹ Phát triển KH-CN quốc gia: Kênh tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học uy tín
Quỹ Phát triển KH-CN quốc gia được cộng đồng khoa học ghi nhận và trở thành kênh tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học có uy tín đối với các nhà khoa học, tổ chức KH-CN tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
10 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng dụng KH-CN đảm bảo an ninh nguồn nước