Hãng Reuters chỉ ra nhiên liệu rắn sở hữu nhiều ưu điểm, có thể giúp CHDCND Triều Tiên cải thiện các hệ thống tên lửa.

Ưu điểm nhiên liệu rắn dùng cho tên lửa

Cẩm Bình | 14/07/2023, 10:10

Hãng Reuters chỉ ra nhiên liệu rắn sở hữu nhiều ưu điểm, có thể giúp CHDCND Triều Tiên cải thiện các hệ thống tên lửa.

Ngày 12.7, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-18 sử dụng nhiên liệu rắn được phóng thử lần thứ hai.

Hwasong-18 bay xa 1.001km, đạt độ cao tối đa 6.648km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản.

nhsolid.jpg
Hình ảnh vụ phóng Hwasong-18 mới đây - Ảnh: KCNA

Nhiên liệu rắn tên lửa

Nhiên liệu rắn là hỗn hợp giữa nhiên liệu với chất oxy hóa. Bột kim loại chẳng hạn như nhôm thường được dùng làm nhiên liệu, chất oxy hóa phổ biến nhất là ammonium perchlorate (muối của axit percloric và ammoniac).

Nhiên liệu cùng chất oxy hóa được liên kết với nhau bằng vật liệu cao su cứng, đặt trong vỏ kim loại.

Khi cháy, oxy từ ammonium perchlorate kết hợp với nhôm tạo ra lượng năng lượng khổng lồ và nhiệt độ gần 3.000 độ C nâng tên lửa rời bệ phóng.

Những nước nào sở hữu công nghệ nhiên liệu rắn?

Nhiên liệu rắn có từ thời Trung Quốc phát minh ra pháo hoa nhiều thế kỷ về trước, đến giữa thế kỷ 20 đạt tiến bộ đáng kể nhờ Mỹ phát triển được vài loại nhiên liệu mạnh hơn.

Triều Tiên dùng nhiên liệu rắn cho hàng loạt tên lửa đạn đạo nhỏ tầm ngắn.

Liên Xô vào đầu những năm 1970 triển khai ICBM nhiên liệu rắn đầu tiên mang tên RT-2. Sau đó Pháp cũng ra mắt tên lửa đạn đạo tầm trung S3.

Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm ICBM nhiên liệu rắn vào cuối những năm 1990.

Hàn Quốc tuyên bố sở hữu công nghệ tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, nhưng đến nay chỉ dùng loại nhiên liệu này cho tên lửa cỡ nhỏ.

Ưu điểm so với nhiên liệu lỏng

Nhiên liệu lỏng cung cấp lực đẩy cùng sức mạnh lớn hơn, nhưng làm tăng trọng lượng tên lửa và đòi hỏi công nghệ phức tạp.

Nhiên liệu rắn đậm đặc và cháy khá nhanh, tạo ra lực đẩy trong thời gian ngắn. Chúng có thể được lưu trữ dài hạn mà không bị xuống cấp hay hư hỏng – vấn đề phổ biến với nhiên liệu lỏng.

Chuyên gia vũ khí Vann Van Diepen (từng làm việc cho chính phủ Mỹ) chỉ ra so với nhiên liệu lỏng, nhiên liệu rắn vận hành dễ dàng và an toàn hơn, đồng thời cần ít hỗ trợ hậu cần hơn nên giúp tên lửa khó bị phát hiện, tăng cơ hội sống sót trên chiến trường.

Học giả Ankit Panda (Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế) cho biết bất cứ quốc gia nào sở hữu lực lượng hạt nhân dựa trên tên lửa quy mô lớn đều sẽ cố gắng phát triển tên lửa dùng nhiên liệu rắn. Loại nhiên liệu này không cần phải nạp ngay trước khi phóng.

Triều Tiên tuyên bố Hwasong-18 sẽ giúp nước này cải thiện đáng kể năng lực phản công hạt nhân.

Khi Triều Tiên phóng thử Hwasong-18 lần đầu vào tháng 4, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhận định nước láng giềng sẽ cần thêm thời gian và nỗ lực để làm chủ công nghệ nhiên liệu rắn. Hiện Seoul đang tìm hiểu vụ phóng mới nhất.

Bài liên quan
Mỹ buộc công ty Trung Quốc bán bất động sản đã mua gần kho tên lửa
Hãng Reuters đưa tin vào ngày 13.5, Nhà Trắng thông báo cho công ty Trung Quốc MineOne Partners Limited cùng các đối tác thời gian 120 ngày để bán bất động sản mà họ đã mua nằm gần một căn cứ không quân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chính phủ thông qua đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 17.5.2024 thống nhất thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 252 Luật Đất đai như đề nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ưu điểm nhiên liệu rắn dùng cho tên lửa