Đức khuyến nghị rằng tất cả những người tiêm liều AstraZeneca đầu tiên nên chuyển sang một loại vắc xin khác cho mũi thứ hai. Mục đích là để tăng tốc độ và hiệu quả của việc tiêm chủng khi biến thể Delta dễ lây lan hơn đang hoành hành.

Vì sao Đức khuyến nghị tiêm vắc xin BioNTech hay Moderna sau liều AstraZeneca đầu tiên?

Nhân Hoàng | 03/07/2021, 10:34

Đức khuyến nghị rằng tất cả những người tiêm liều AstraZeneca đầu tiên nên chuyển sang một loại vắc xin khác cho mũi thứ hai. Mục đích là để tăng tốc độ và hiệu quả của việc tiêm chủng khi biến thể Delta dễ lây lan hơn đang hoành hành.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đức - Jens Spahn đã trao đổi với các đồng nghiệp từ 16 bang của Đức hôm 2.7, một ngày sau khi Ủy ban Thường trực Vắc xin Đức (STIKO) đưa ra một khuyến nghị dự thảo. Trong một tuyên bố, STIKO cho biết "theo kết quả nghiên cứu hiện tại, phản ứng miễn dịch từ hỗn hợp AstraZeneca với vắc xin mRNA là vượt trội đáng kể" so với hai liều AstraZeneca.

Khuyến cáo rằng liều thứ hai với vắc xin mRNA (Đức sử dụng vắc xin do BioNTech - Pfizer và Moderna sản xuất) được tiêm 4 tuần hoặc hơn sau liều AstraZeneca đầu tiên. Thời gian đó ngắn hơn nhiều so với thời gian từ 9 đến 12 tuần mà STIKO khuyến nghị giữa hai liều AstraZeneca.

STIKO không nêu chi tiết kết luận của họ dựa trên những nghiên cứu nào. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Đức lưu ý rằng đây là một bản nháp, sẽ đưa ra khuyến nghị cuối cùng với nhiều chi tiết hơn và nguồn cung cấp.

Các nhà nghiên cứu đã nói rằng việc kết hợp vắc xin có thể an toàn và hiệu quả, nhưng vẫn đang thu thập dữ liệu để chắc chắn.

Các nhà chức trách Đức đã quyết định vào tháng 4 rằng những người dưới 60 tuổi đã được tiêm mũi AstraZeneca đầu tiên theo quy định nên được tiêm mũi thứ hai là vắc xin mRNA. Quyết định này được đưa ra sau khi vắc xin AstraZeneca có liên quan đến tình trạng máu đông cực hiếm gặp ở những người trẻ tuổi. Đức khuyến cáo người dưới 60 tuổi nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đức - Jens Spahn hôm 2.7 cho biết có đủ vắc xin mRNA để thực hiện khuyến nghị mới một cách nhanh chóng và “làm cho vắc xin AstraZeneca hấp dẫn hơn”, với số lượng lớn hiện được cung cấp và triển vọng thời gian chờ tiêm mũi thứ hai sẽ ngắn hơn nhiều.

Ông cho biết người đứng đầu STIKO đã nói với các bộ trưởng rằng sự kết hợp giữa AstraZeneca và BioNTech “bảo vệ ít nhất cũng giống BioNTech - BioNTech như một sự kết hợp, trong một số trường hợp thậm chí còn tốt hơn”. Thế nhưng, Jens Spahn cũng nhấn mạnh rằng hai liều AstraZeneca cũng giúp bảo vệ tốt.

vi-sao-duc-khuyen-khi-tiem-vac-xin-biontech-hay-moderna-sau-lieu-astrazeneca-dau-tien2.jpeg
Jens Spahn, Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức, bình luận tại cuộc họp báo về khuyến nghị STIKO sử dụng vắc xin mRNA sau khi tiêm liều Astrazeneca đầu tiên ở Berlin, Đức ngày 2.7

BioNTech - Pfizer là trụ cột trong chiến dịch tiêm chủng của Đức, trong đó AstraZeneca đứng thứ hai về liều lượng được sử dụng.

Đức muốn tiếp tục tăng tốc độ của chiến dịch tiêm chủng ngay cả khi các ca mắc COVID-19 mới đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng, chỉ ra sự gia tăng bệnh nhân do biến thể Delta. Các nhà chức trách tin rằng biến thể Delta chiếm hơn một nửa số ca mắc mới và rất muốn đảm bảo rằng mọi người được tiêm liều vắc xin thứ hai.

Ông Jens Spahn nói: “Chỉ tiêm vắc xin hai lần mới bảo vệ tốt khỏi biến thể Delta”, ngoại trừ trường hợp vắc xin Johnson & Johnson chỉ tiêm một lần.

Tính đến 30.6, Đức đã tiêm ít nhất một liều vắc xin cho 55,1% dân số và 37,3% đã được tiêm chủng đầy đủ. “Đó là một con số tốt, nhưng vẫn chưa đủ”, Jens Spahn nói.

Thủ tướng Angela Merkel (66 tuổi) gần đây đã nhận được mũi vắc xin thứ hai (của Moderna) sau khi tiêm liều đầu tiên là AstraZeneca. Người phát ngôn của bà Angela Merkel nói rằng đó là một nỗ lực có ý thức để khuyến khích mọi người không sợ hãi nếu họ được khuyên nên tiêm hai loại vắc xin khác nhau.

Johnson & Johnson nói rằng vắc xin COVID-19 tiêm một mũi của họ có khả năng chống lại biến thể Delta và các chủng mới nổi khác, đồng thời cung cấp khả năng bảo vệ lâu dài trước sự lây nhiễm trên diện rộng hơn.

Dữ liệu cho thấy độ bền của phản ứng miễn dịch với người nhận vắc xin Johnson & Johnson kéo dài ít nhất 8 tháng.

Công ty chăm sóc sức khỏe Mỹ nói thêm rằng vắc xin của họ có hiệu quả 85%, cũng có thể giúp ngăn ngừa nhập viện và tử vong.

Lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, Delta đang trở thành biến thể coronavirus thống trị toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

"Dữ liệu hiện tại trong 8 tháng được nghiên cứu đến nay cho thấy vắc xin COVID-19 của Johnson & Johnson tiêm một mũi duy nhất tạo ra phản ứng kháng thể trung hòa mạnh mẽ mà không suy yếu; thay vào đó, chúng tôi quan sát thấy sự cải thiện theo thời gian", Mathai Mammen, Trưởng nhóm nghiên cứu và Phát triển kinh doanh thuốc của Johnson & Johnson, nói.

Những người nhận vắc xin này đã tạo ra các kháng thể trung hòa mạnh chống lại tất cả biến thể bao gồm cả Delta, công ty Johnson & Johnson cho biết.

Bài liên quan
Bác sĩ Trương Hữu Khanh lý giải tâm lý chờ vắc xin Mỹ, tiết lộ đã tiêm 2 mũi AstraZeneca
Nghe thông tin vắc xin COVID-19 của Pfizer hay Moderna có hiệu quả cao hơn AstraZeneca (Anh – Thụy Điển) nên một số người Việt chờ sản phẩm của Mỹ về nước để tiêm. Thậm chí một số người có suất tiêm vắc xin AstraZeneca nhưng từ chối để tiếp tục chờ đợi hàng Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Đức khuyến nghị tiêm vắc xin BioNTech hay Moderna sau liều AstraZeneca đầu tiên?