Mỹ, Úc cùng các cường quốc châu Âu đang gia tăng sức ép yêu cầu mở cuộc điều tra quốc tế về đại dịch COVID-19. Phía Trung Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ điều tra vào thời điểm thích hợp, đồng thời chống lại điều mà họ xem là hành vi chính trị hóa nguồn gốc đại dịch.

Vì sao Trung Quốc phản đối điều tra độc lập về COVID-19?

18/05/2020, 09:09

Mỹ, Úc cùng các cường quốc châu Âu đang gia tăng sức ép yêu cầu mở cuộc điều tra quốc tế về đại dịch COVID-19. Phía Trung Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ điều tra vào thời điểm thích hợp, đồng thời chống lại điều mà họ xem là hành vi chính trị hóa nguồn gốc đại dịch.

Còn nhiều bí ẩn xung quanh dịch COVID-19 - Ảnh: Tân Hoa Xã

Giới khoa học chưa đưa ra kết luận cuối cùng về nguồn gốc của SARS-CoV-2 (virus gây bệnh COVID-19) cũng như chưa tìm thấy “bệnh nhân số 0”. Tuy nhiên hầu hết đều tin rằng căn bệnh lây từ động vật sang người ở thành phố Vũ Hán với ổ dịch là một khu chợ hải sản bán cả động vật hoang dã. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang thương lượng với Trung Quốc nhằm cử chuyên gia đến đây tìm hiểu.

Học giả Angela Stanzel thuộc Viện nghiên cứu Các vấn đề quốc tế và an ninh Đức nhận định không làm sáng tỏ nguồn gốc SARS-CoV-2 vào thời điểm hiện tại tốt cho Trung Quốc, vì bất cứ bằng chứng rõ ràng nào cho thấy nước này chính là nơi bắt nguồn dịch bệnh đều sẽ tạo nên thảm họa.

“Bị gắn liền với dịch COVID-19 đã đủ khiến hình tượng của Trung Quốc xấu đi rồi, nếu còn xuất hiện thêm chứng cứ bất lợi nữa thì họ thiệt hại nặng. Một chứng cứ như vậy đánh đổ nỗ lực xây dựng một câu chuyện khác về nguồn gốc virus, tạo điều kiện để Mỹ đổ lỗi mạnh mẽ hơn nữa”, theo học giả Stanzel.

Ngoài ra, học giả Stanzel còn dự đoán Trung Quốc có thể chấp nhận điều tra ở mức độ nhất định nhằm thể hiện họ chịu hợp tác, nhưng chắc chắn không cho chuyên gia Mỹ tham gia.

Nhà nghiên cứu Hoàng Diên Trung thuộc tổ chức Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR) cho rằng: “Nếu không có gì đáng che giấu thì Trung Quốc chẳng cần phản đối điều tra về nguồn gốc virus. Tìm hiểu rõ rất quan trọng, có thể giúp phá vỡ chuỗi lây nhiễm hiện tại và phòng tránh nguy cơ bùng phát trong tương lai”.

Ông còn lưu ý chuyện Trung Quốc thay đổi vài sự kiện. Quốc gia châu Á chẳng hề tranh luận gì quanh vấn đề nguồn gốc virus cho đến khi chuyên gia y tế Chung Nam Sơn – nhân vật phụ trách chống dịch cuối tháng 2 tuyên bố COVID-19 chưa chắc bắt nguồn từ Trung Quốc mặc dù những ca nhiễm đầu tiên là ở nước này.

Nhà nghiên cứu Diên chỉ ra hai tiêu chí đánh giá mức độ thành công của cuộc điều tra của WHO (nếu có): thành phần đội ngũ chuyên gia tham gia (có chuyên gia Mỹ hay không) và liệu Trung Quốc có cho phép tiếp cận Viện Virus học Vũ Hán cùng Trung tâm Kiểm soát - Phòng ngừa dịch bệnh Vũ Hán (hai đơn vị Mỹ cáo buộc liên quan đến dịch bệnh) hay không.

Bên trong Viện Virus học Vũ Hán – đơn vị Mỹ cáo buộc có liên quan đến dịch bệnh - Ảnh: AP

Giáo sư quan hệ quốc tế Vỹ Tông Hữu thuộc đại học Phúc Đán cho biết: “Chính quyền Bắc Kinh có lẽ sẽ đồng ý một cuộc điều tra độc lập mang tính tự nguyện hơn là từ sức ép quốc tế. Nhưng dù Trung Quốc đồng ý thì công tác điều tra phải được bàn bạc kỹ lưỡng hơn nữa”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh gần đây bắt đầu đề cập đến thông tin nhiều ca nhiễm COVID-19 xuất hiện rất sớm ở Pháp và Mỹ. Một người phát ngôn khác là ông Triệu Lập Kiên trước đó còn chia sẻ thuyết âm mưu có thể quân đội Mỹ đem vi rút gây dịch COVID-19 đến Vũ Hán lúc sang tham gia Đại hội Các lực lượng vũ trang thế giới (Military World Games) năm 2019.

Theo giáo sư Sulmaan Khan thuộc đại học Tufts, sở dĩ Trung Quốc phản đối điều tra độc lập là vì không muốn mất mặt khi các quốc gia khác cứ không tin nước này chẳng đủ khả năng tự điều tra.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Trung Quốc phản đối điều tra độc lập về COVID-19?