Nhóm chuyên gia phụ trách phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mang tên JL-3 nằm trong danh sách 10 ứng viên được đề cử nhận Giải thưởng Sáng tạo quốc gia Trung Quốc năm nay.

Trung Quốc ngầm thừa nhận phát triển tên lửa có thể bắn đến Mỹ

13/05/2020, 14:36

Nhóm chuyên gia phụ trách phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mang tên JL-3 nằm trong danh sách 10 ứng viên được đề cử nhận Giải thưởng Sáng tạo quốc gia Trung Quốc năm nay.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mang tên JL-3 có tầm bắn đủ sức vươn tới Mỹ - Ảnh: Handout

Trung Quốc chưa từng chính thức xác nhận đang phát triển JL-3 mặc dù truyền thông từng đưa tin hải quân nước này đã thử nghiệm tên lửa trong hai năm 2018 và 2019 - động thái mà giới quan sát đánh giá là nhằm mục đích phản ứng với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump xem Trung Quốc là đối tượng chính trong chiến lược răn đe.

JL-3 được xác định có tầm bắn hơn 12.000 km - gần gấp đôi JL-2 thế hệ cũ, đủ sức vươn tới Mỹ khi phóng từ bờ biển Trung Quốc. Trong lần thử gần nhất vào tháng 12 năm ngoái, hải quân Trung Quốc sử dụng tàu ngầm Type 094 phóng tên lửa nhưng họ dự định trang bị JL-3 cho tàu ngầm Type 096 tân tiến hơn vào năm 2025.

Ngoài nhóm phát triển JL-3, hàng loạt cá nhân làm việc cho tổ chức nghiên cứu quân sự và nghiên cứu không gian cũng có tên danh sách đề cử nhận giải hoặc tuyên dương. Trong đó đặc biệt đáng chú ý là nhân sự tham gia hai dự án động cơ hàng không vũ trụ làm mát siêu thanh cùng hệ thống kết nối tốc độ cao trong không gian.

Động cơ hàng không vũ trụ làm mát siêu thanh có thể được lắp cho máy bay hoặc tên lửa, giúp hạ nhiệt dòng không khí bị nóng lên trong quá trình di chuyển với tốc độ nhanh hơn ánh sáng. Dẫn đầu trong lĩnh vực này là động cơ Sabre của Anh thiết kế cho phi thuyền Skylon.

Chưa rõ Trung Quốc đạt đến trình độ nào nhưng động thái vinh danh nhân sự phát triển động cơ hàng không vũ trụ làm mát siêu thanh cho thấy nhiều khả năng họ đã hoàn thành công tác nghiên cứu quan trọng. Trong khi đó, hệ thống kết nối tốc độ cao rất có ích cho kế hoạch xây dựng trạm không gian của Trung Quốc (dự kiến hoàn thành năm 2022).

Trung Quốc bắt đầu trao Giải thưởng Sáng tạo quốc gia từ năm 2017. Nhóm phát triển hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu, tên lửa Trường Chinh 5, hệ thống điện tích hợp cho tàu chiến của Đại học Kỹ thuật hải quân đều từng nhận giải.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc ngầm thừa nhận phát triển tên lửa có thể bắn đến Mỹ