Phòng chống các nguy cơ tấn công mạng không phải trách nhiệm của một cá nhân hay tổ chức mà là của cộng đồng dù còn rất nhiều thách thức lớn.
Phòng chống các nguy cơ tấn công mạng không phải trách nhiệm của một cá nhân hay tổ chức mà là của cộng đồng dù còn rất nhiều thách thức lớn.
Hội thảo lần này cập nhật những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực bảo mật thông tin đang không ngừng phát triển, đồng thời tiếp cận các giải pháp pháp bảo mật tiên tiến.
Là một sự kiện hàng đầu và có uy tín trong lĩnh vực an ninh thông tin tại Việt Nam,Hội thảo quốc qia về An ninh bảo mật (Security World) được tổ chức ngày 29.3 tại Nà Nội quy tụ những chuyên gia bảo mật cùng các lãnh đạo cấp cao CIO, CSO, CRO… nhằm giao lưu, trao đổi và thảo luận về những vấn đề cấp thiết cũng như cập nhật những xu hướng mới nhất trong bảo mật thông tin.
Hội thảo còn đem đến những kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các chuyên gia hàng đầu, hướng tới mục đích có thể triển khai ứng dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Ngô Việt Khôi - chuyên gia công nghệ thông tin cho biết hiểm họa an toàn thông tin (ATTT) đang ở mức độ cao và ngày càng trầm trọng trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực ATTT. Trong khi đó, ngân sách cho ATTT ít được ưu tiên, thậm chí bị cắt giảm nên dẫn tới những hiểm họa không đáng có.
Đại tá Nguyễn Ngọc Cương - Phó cục trưởng Cục CNTT (Tổng cục Kỹ thuật hậu cần, Bộ Công an) cũng cho rằng sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin di động với đa dạng loại hình dịch vụ trực tuyến cùng sự bùng nổ trào lưu xây dựng phát triển và cung cấp ứng dụng, dịch vụ trên điện toán đám mây cũng như các ứng dụng mạng xã hội dẫn đến tới thách thức to lớn cho việc phòng chống và bảo vệ an ninh ATTT trong xã hội công nghệ hiện tại.
Ông Cương nhấn mạnh hiện nay các xu hướng tấn công bằng phần mềm gián điệp, tấn công từ chối dịch vụ, tấn công bằng mã độc trên mạng xã hội vẫn tiếp tục gia tăng và ngày càng phổ biến, mang nhiều yếu tố chính trị.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh ATTT trong xã hội hiện nay, các chuyên gia đã cùng nhau đưa ra những phương hướng giải quyết cụ thể, khoa học.
TS Nguyễn Khắc Lịch đưa ra những phương hướng quốc gia, bên cạnh việc triển khai Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14.10.2015 của Chính phủ về chính phủ điệntử đến việc hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách về giám sát, cảnh báo, điều phối, ứng cứu sự cố ATTT.
Theo đại tá Nguyễn Ngọc Cương, chúng ta cần có những giải pháp phòng chống cụ thể như:
Thứ nhất, đào tạo nâng cao nhận thức và kỹ năng khai thác dịch vụ cho người sử dụng.
Thứ hai, phát triển và tối ưu nguồn lực, vật lực và nhân lực chuyên trách an ninh mạng.
Thứ ba, thay đổi quan điểm phòng chống tấn công: phòng chống không chỉ từ bên ngoài mà ngay cả từ bên trong, nội bộ.
Thứ tư, triển khai các hệ thống giám sát bảo vệ toàn mạng nhằm tự động phát hiện và cô lập các truy cập, các hoạt động trái phép trên mạng nội bộ và mạng diện rộng dùng riêng (nghe lén, phát tán mã độc…).
Tuy nhiên, dù dưới góc độ nào, các chuyên gia đều cùng thống nhất và nhấn mạnh rằng: “Phòng chống các nguy cơ tấn công mạng không phải trách nhiệm của một cá nhân hay tổ chức mà là của cộng đồng”.
Thu Anh