Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký văn bản 493/TTg-KSTT ngày 1.6.2023 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả.

Xử lý nghiêm cán bộ, công chức chậm trễ, gây phiền hà khi giải quyết thủ tục hành chính

P.V | 02/06/2023, 07:45

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký văn bản 493/TTg-KSTT ngày 1.6.2023 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả.

lam-dong-thu-tuc-hanh-chinh.jpg
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Lâm Đồng - Ảnh minh họa: TTXVN

Từ đầu năm 2021 đến nay, các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 2.200 quy định kinh doanh tại 177 văn bản quy phạm pháp luật; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.100 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; đã cung cấp hơn 4.400 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia... Theo đó, đến tháng 5.2023, tổng số thủ tục hành chính (TTHC) của cả nước là 6.422, giảm 376 TTHC so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các vị đại biểu quốc hội qua thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội, lắng nghe ý kiến của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, TTHC trên một số lĩnh vực vẫn còn là rào cản đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.

Để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, Chủ tịch UBND các địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, TTHC liên quan hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân. Bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ. 

Trong đó nghiên cứu đề xuất cắt giảm ngay các thủ tục, các bước trung gian không cần thiết; các điều kiện kinh doanh chồng chéo, không định lượng được để minh bạch trong kiểm tra, thẩm định, đánh giá, xét duyệt; các hoạt động kiểm tra chuyên ngành còn chồng chéo, có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất giải pháp xã hội hóa các TTHC công đủ điều kiện. Hoàn thành, trình Thủ tướng phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa trước ngày 30.9.

Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định, thẩm tra quy định TTHC trong đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó kiên quyết chỉ ban hành TTHC mới trong trường hợp thật sự cần thiết để quản lý, điều chỉnh quan hệ xã hội mới phát sinh.

Tăng cường phân cấp, ủy quyền, phân bổ nguồn lực trong thực hiện TTHC; tái cấu trúc quy trình, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, tránh hình thức, phong trào, không thực chất, không hiệu quả.

Khẩn trương thực hiện thống kê, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% TTHC nội bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15.9.2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện công khai, minh bạch đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về TTHC và quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC để người dân, doanh nghiệp tiếp cận, theo dõi, giám sát, đánh giá trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính. Bộ, ngành, địa phương rà soát, công bố, cập nhật, công khai đầy đủ các bộ phận cấu thành của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC theo đúng quy định.

Thực hiện đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công. Nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng, trong đó tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm và công bố, công khai các cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm trễ, gây phiền hà, nhất là làm phát sinh thêm thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu điều kiện không đúng quy định trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Tăng cường trách nhiệm giải trình, thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc, bất cập cho người dân, doanh nghiệp. Chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, không xử lý hoặc kéo dài thời gian xử lý.

Bài liên quan
Tòa miễn hình phạt tù cho 4 cựu cán bộ CDC Tiền Giang dù có nhận tiền “lại quả” của công ty Việt Á
Liên quan đến vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” có liên quan đến 4 cựu cán bộ, viên chức của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Tiền Giang, chiều 25.4, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang tuyên miễn trách nhiệm hình sự đối với 4 bị cáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xử lý nghiêm cán bộ, công chức chậm trễ, gây phiền hà khi giải quyết thủ tục hành chính