Sau khi mở cống Trà Sư vào lúc 9 giờ ngày 19.10, người dân không được phép lưu thông các phương tiện giao thông thủy qua cống tối thiểu 3 ngày.

An Giang: Mở cống Trà Sư để kiểm soát lũ vào sáng 19.10

Tô Văn | 18/10/2020, 06:32

Sau khi mở cống Trà Sư vào lúc 9 giờ ngày 19.10, người dân không được phép lưu thông các phương tiện giao thông thủy qua cống tối thiểu 3 ngày.

Sáng 17.10, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cho biết đã đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT An Giang thực hiện vận hành mở cống Trà Sư vào lúc 9 giờ ngày 19.10, nhằm chủ động trong phục vụ sản xuất nông nghiệp, tháo chua rửa phèn, tạo phù sa, cải tạo đất và phục vụ dân sinh.

8(1).jpg
Vận hành mở cống Trà Sư vào lúc 9 giờ ngày 19.10 - Ảnh: Tô Văn

Sau khi thống nhất với Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, TP.Cần Thơ và các cơ quan, đơn vị có liên quan, Sở NN&PTNT tỉnh An Giang đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT An Giang thực hiện các nhiệm vụ để mở cống Trà Sư đúng thời gian nêu trên. Đồng thời tổ chức cắm biển báo hiệu, chiếu sáng, rào chắn... nhằm đảm bảo an toàn trước trong và sau khi mở cống.

Sở NN&PTNT An Giang cũng đề nghị các địa phương có liên quan trong vùng Tứ giác Long Xuyên thường xuyên kiểm tra hệ thống đê bao, bờ bao để bảo vệ sản xuất, kịp thời xử lý ngay các sự cố xảy ra. Các cơ quan, đơn vị có liên quan thông tin báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang để tham mưu cấp trên có ý kiến chỉ đạo.

Mực nước đo được vào lúc 8 giờ ngày 15.10 tại đập Trà Sư ở thượng lưu là 1,66 mét và hạ lưu 1,48 mét. “Năm nay xả lũ muộn hơn năm trước 1 tháng do lũ về chậm. Trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch xong vụ lúa hè thu. Riêng Kiên Giang chỉ còn một ít chưa thu hoạch nhưng khi xả lũ không ảnh hưởng. Nếu không xả lũ sẽ gây khó cho nông dân vì chuột bọ hoành hành, sâu bệnh…”, ông Lương Huy Khanh, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo ứng phó biển đổi khí hậu- phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang nói.

Cũng theo ông Khanh, việc xả lũ thời điểm này là đúng với mong mỏi của người dân, phù hợp với tình hình thực tế tại An Giang và một số địa phương hạ nguồn khác như Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang. Đồng thời Sở NN&PTNT chỉ đề nghị xả lũ đập Trà Sư nhằm chủ động lấy phù sa, tháo chua rửa phèn cho vùng tứ giác Long Xuyên. Còn đập Tha La hiện tại đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện công trình.

Hai đập Tha La và Trà Sư đã vận hành suốt 20 năm nay để bảo vệ 3.260 héc ta lúa ở vùng Tứ giác Long Xuyên và giờ sắp hoàn thành sứ mệnh để chuẩn bị đưa đập mới vào thay thế. Thời gian trước 2 đập cao su Tha La và Trà Sư đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn. Năm 2017, Bộ NN&PTNT có chủ trương đầu tư xây mới 2 đập này với vốn đầu tư 200 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2021.

Tuy nhiên, tỉnh An Giang sẽ đẩy nhanh tiến độ để phấn đấu trong năm 2020 hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình này. Ngoài việc đảm bảo sản xuất lúa còn đảm bảo giao thông đường thủy phục vụ người dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: Mở cống Trà Sư để kiểm soát lũ vào sáng 19.10