Cơ quan phản gián (MI5) của Anh cảnh báo các nhà lập pháp nước này về nguy cơ gián điệp Trung Quốc tiếp cận nhằm mua chuộc các thành viên quốc hội.

Anh cảnh báo nguy cơ gián điệp Trung Quốc mua chuộc nghị sĩ

Hoàng Vũ | 14/01/2022, 11:11

Cơ quan phản gián (MI5) của Anh cảnh báo các nhà lập pháp nước này về nguy cơ gián điệp Trung Quốc tiếp cận nhằm mua chuộc các thành viên quốc hội.

Hãng tin Reuters cho biết, MI5 đã gửi một cảnh báo và hình ảnh của bà Christine Lee, cáo buộc người phụ nữ này "tham gia vào các hoạt động can thiệp chính trị" ở Anh thay mặt cho chính quyền Trung Quốc.

Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay Hoyle hôm 13.1 đã thông báo cho các nhà lập pháp về cảnh báo của Cơ quan phản gián Anh. Theo đó, MI5 nhận thấy bà Lee "đã tạo điều kiện ủng hộ tài chính cho các nghị sĩ đương nhiệm và từ phía các công dân nước ngoài ở Hồng Kông và Trung Quốc và những khoản tiền được thực hiện bí mật để che giấu nguồn gốc.

_methode_times_prod_web_bin_3a39b602-17e7-11ec-8aba-5ab737a99668.jpg
Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay Hoyle - Ảnh: Times

"Đây là những hành động không thể chấp nhận được và chúng tôi đang có những bước đi nhằm đảm bảo tình trạng này chấm dứt", Văn phòng Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay Hoyle nhấn mạnh.

Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel cho biết hành vi của bà Lee hiện dưới mức cấu thành tội phạm để truy tố, song lưu ý rằng khi đưa ra cảnh báo, chính phủ Anh có thể cảnh báo các nhà lập pháp về những nỗ lực gây ảnh hưởng "không phù hợp" của bà Lee.

Bà Patel cho biết bà "vô cùng lo ngại" về việc một cá nhân làm việc thay mặt Bắc Kinh nhắm mục tiêu vào các nhà lập pháp.

Bình luận về cáo buộc đối với bà Lee, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Tobias Ellwood cho biết: "Đây là loại can thiệp vùng xám mà chúng tôi đã dự đoán và dự phòng từ phía Trung Quốc".

Iain Duncan Smith, cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền Anh - người bị Trung Quốc trừng phạt vì nêu bật cáo buộc về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương - đã kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson hành động quyết liệt sau cảnh báo từ MI5.

Smith gọi nguy cơ đặc vụ Trung Quốc gây ảnh hưởng trong quốc hội là "vấn đề vô cùng nghiêm trọng" và không hài lòng khi Christine Lee chưa bị bắt hay trục xuất mà mới đang chịu lệnh cấm vào quốc hội Anh.

Được biết, Christine Lee là người sáng lập một công ty luật có văn phòng ở London và Birmingham. Trên trang web của mình, công ty luật này khẳng định có vai trò cố vấn pháp lý cho đại sứ quán Trung Quốc tại Anh.

Cựu thủ tướng Anh Theresa May, thành viên đảng cầm quyền Bảo thủ, từng trao tặng Lee bằng khen vào năm 2019, ghi nhận những đóng góp của Lee cho quan hệ Trung - Anh.

Lee từng gặp cựu thủ tướng Anh David Cameron tại một sự kiện vào năm 2015. Bà Lee cũng được cho là từng tiếp cận cựu lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn.

Đáng chú ý, Lee từng đóng góp khoảng 275.000 USD cho Barry Gardiner, chính trị gia Công đảng. Trước đó, ông Gardiner đã thuê con trai của bà Lee làm người quản lý lịch trình công việc hàng ngày, song anh này đã từ chức hôm 13,1. Gardiner cũng cho biết đã liên lạc với cơ quan tình báo, an ninh về bà Lee. 

Về phần mình Đại sứ quán Trung Quốc tại London cho biết trong một tuyên bố rằng Bắc Kinh không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

"Chúng tôi không có nhu cầu và không bao giờ tìm cách mua ảnh hưởng' ở bất kỳ quốc hội nước ngoài nào. Chúng tôi kiên quyết phản đối thủ đoạn bôi nhọ và đe dọa đối với cộng đồng người Hoa ở Anh", Reuters dẫn tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc.

Mối quan hệ của Anh với Trung Quốc đã xấu đi trong những năm gần đây liên quan đến các vấn đề bao gồm Hồng Kông và Tân Cương.

Năm ngoái, Cơ quan phản gián Anh (MI5) đã kêu gọi công dân nước này coi mối đe dọa gián điệp từ Nga, Trung Quốc và Iran với sự cảnh giác cao như chủ nghĩa khủng bố.

Các điệp viên Anh cho biết Trung Quốc và Nga từng tìm cách đánh cắp dữ liệu nhạy cảm về mặt thương mại và tài sản trí tuệ cũng như can thiệp vào chính trị trong nước và gieo rắc thông tin sai lệch.

Đại sứ Trung Quốc tại Anh hồi năm 2021 thậm chí đã bị cấm tham dự một sự kiện tại quốc hội Anh vì Bắc Kinh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lập pháp nêu bật cáo buộc về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Trung Quốc sau đó đã trả đũa bằng việc áp lệnh trừng phạt đối với một số chính chính trị gia Anh.

Bài liên quan
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ngày 25.4.2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh cảnh báo nguy cơ gián điệp Trung Quốc mua chuộc nghị sĩ