Canada và Đài Loan sẽ bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận đầu tư nước ngoài, một cột mốc quan trọng đối với Đài Bắc trong nỗ lực nâng vị thế trên trường quốc tế.

Đài Loan và Canada bắt tay hợp tác bất chấp sức ép từ Trung Quốc

Hoàng Vũ | 11/01/2022, 11:13

Canada và Đài Loan sẽ bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận đầu tư nước ngoài, một cột mốc quan trọng đối với Đài Bắc trong nỗ lực nâng vị thế trên trường quốc tế.

Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada, bà Mary Ng đã thống nhất thực hiện một thỏa thuận thương mại với John Deng, người đứng đầu cơ quan về thương mại và đầu tư Đài Loan, trong một cuộc điện đàm hôm 9.1. Theo đó, các cuộc thảo luận dự kiến sẽ được hai bên sớm triển khai nhằm hướng tới một thỏa thuận bảo hộ và xúc tiến đầu tư nước ngoài (FIPA).

Phía Canada cho biết mô hình FIPA của họ nhằm cung cấp “một môi trường đầu tư ổn định, dựa trên các quy tắc cho các doanh nghiệp Canada đầu tư ra nước ngoài và cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Canada”.

Canada không có quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Tuy nhiên, Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Canada ở châu Á. Năm 2020, đầu tư trực tiếp của Canada vào Đài Loan là 439 triệu USD, trong khi đầu tư trực tiếp của Đài Loan vào Canada là 202 triệu USD.

Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada Mary Ng đã gọi Đài Loan là “một đối tác thương mại và đầu tư quan trọng khi Canada mở rộng các liên kết thương mại, và làm sâu sắc hơn các quan hệ đối tác kinh tế ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”.

Quan chức hai bên cũng đã thảo luận sự cần thiết hợp tác hơn nữa giữa Canada và Đài Loan để thúc đẩy khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, và các cơ hội thương mại trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, cũng như tăng cường hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới, giáo dục, các vấn đề địa phương và nền kinh tế xanh.

Trong một tuyên bố, Đài Loan gọi động thái này là "một cột mốc quan trọng" trong việc tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại.

Trung Quốc vốn từ lâu coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ không thể tách rời, luôn tích cực cô lập hòn đảo trên trường quốc tế. Do đó, việc Đài Bắc và Ottawa bắt tay hợp tác thương mại có thể khiến Bắc Kinh khó chịu.

Michael Byers, Chủ tịch Nghiên cứu Canada về Chính trị Toàn cầu và Luật Quốc tế tại Đại học British Columbia, cho biết ông không coi đây là động thái "khiêu khích thái quá" đối với Bắc Kinh.
Byers nói: “Tôi chắc rằng họ sẽ không hài lòng nhưng đây không phải là chuyện mà Bắc Kinh có thể trả đũa lại một cách chính thức”.
Mặc dù vậy, Byers cho biết ông hoài nghi Ottawa đã giữ "sự thận trọng tối đa" và có thể đã trì hoãn quá trình đàm phán trong lúc hai người Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor, bị giam giữ ở Trung Quốc.

Bài liên quan
Sự khác biệt lớn giữa Thung lũng Silicon ở Mỹ và 'đảo Silicon' Đài Loan
Nữ phóng viên Jane Lanhee Lee của hãng tin Bloomberg đã đặt chân đến Đài Loan, nơi sản xuất ra thế hệ chip tiếp theo, và nhận thấy có sự khác biệt lớn so với Thung lũng Silicon ở Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan và Canada bắt tay hợp tác bất chấp sức ép từ Trung Quốc