Đây là những bức ảnh quý hiếm mà Nhà hát Kịch Việt Nam lưu giữ khi nghệ sĩ Phạm Bằng tham gia các vở kịch tại Nhà hát. Đã hơn 40 năm trôi qua nhưng các vai diễn của ông trong những vở kịch vẫn còn ấn tượng sâu đậm.

Ảnh cực hiếm của NSƯT Phạm Bằng trên sân khấu kịch hơn 40 năm trước

Tiểu Vũ | 02/11/2016, 18:03

Đây là những bức ảnh quý hiếm mà Nhà hát Kịch Việt Nam lưu giữ khi nghệ sĩ Phạm Bằng tham gia các vở kịch tại Nhà hát. Đã hơn 40 năm trôi qua nhưng các vai diễn của ông trong những vở kịch vẫn còn ấn tượng sâu đậm.

Vốn theo học trường Cao đẳng Giao thông công chính nhưng khi đang theo học năm thứ 2 thì Phạm Bằng phải bỏ dở vì những lí do riêng. Sau này, nhờ nhân duyên đưa đẩy mà vào tháng 12/1959, Phạm Bằng tham gia Đoàn Văn công Hà Nội (tiền thân của các đoàn kịch, chèo, cải lương Hà Nội hiện nay).

Theo lời ông từng kể, trong 5 năm đầu tiên, Phạm Bằng gần như không có cơ hội biểu diễn và từng có lúc chán nản định bỏ nghề. Tuy nhiên, từ 1965, cơ hội bắt đầu đến với ông. Có dáng người người cao, khuôn mặt sáng hình, Phạm Bằng thường được giao các vai tư sản, phản động hay cường hào ác bá thời phong kiến.

Vốn có dáng người người cao, khuôn mặt đẹp trai theo kiểu sắc sảo và cá tính, nên thời trẻ nghệ sĩ Phạm Bằng thường được giao các vai tư sản, phản động hay cường hào ác bá thời phong kiến - Ảnh: Hoàng Linh

Sau 10 năm công tác ở Đoàn Văn công Hà Nội, đầu 1975, Phạm Bằng chuyển sang Nhà hát kịch Việt Nam. Trong 20 năm làm việc tại đây, ông đã có nhiều vai diễn quan trọng trong các vở:Câu chuyện tình yêu, Những bông hoa Anh túc, Nghêu Sò Ốc Hến, Hồn Trương Ba da hàng thịt...

Cùng NSƯT Anh Dũng trong vở "Hồn Trương ba Da hàng thịt"

Theo các nghệ sĩ Nhà hát kịch Việt Nam, giữa các gương mặt gạo cội của Nhà hát thời đó như Thế Anh, Trọng Khôi, Hà Văn Trọng, Đoàn Dũng, Nguyệt Ánh... Phạm Bằng vẫn được khán giả biết tới bởi lối diễn thông minh và chuẩn mực của mình.

Nghệ sĩ Phạm Bằng (phía trước) và các nghệ sĩ Đoàn Dũng, Bích Thu trong vở Câu chuyện tình yêu (1976)

Nhớ về NSƯT Phạm Bằng không thể không nhắc đến các vai Lý trưởng trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (tác gia Lưu Quang Vũ). Vở diễn này được công diễn năm 1986 và đã giúp ông giành HCV cá nhân tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.

Phạm Bằng và nghệ sĩ Mỹ Dung trong vở Hoa anh túc (1977) - vở diễn nói về cuộc kháng chiến ở Bulgarian

Nghệ sĩ Phạm Bằng từng chia sẻ: "Trong cuộc đời mình, tôi đã làm nhiều vai hài. Trong đó có những vai có thể xếp vào diện “để đời” được. Ví dụ như vai Lý trưởng trong vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của anh Lưu Quang Vũ. Kịch của Lưu Quang Vũ xuất sắc chính bởi những vai diễn thâm thúy, sâu sắc. Vai hài của tôi chỉ là vai thứ chính, mang tính chất điểm xuyết, nhưng cười rất thâm thúy".

Nhãn

Ngoài vai diễn trên, vai thiếu úy Minh trong vở kịch tình báo “Đêm tháng 7” (đạo diễn Dương Linh) ông đóng chung cùng nghệ sĩ Thanh Tú cũng để lại nhiều ấn tươngj. Từ vai diễn đó mà chàng trai trẻ Phạm Bằng nhận ra rằng, đóng kịch không chỉ để mưu sinh mà nó đã bắt đầu ngấm vào ông như một đam mê cháy bỏng.

Nghệ sĩ Phạm Bằng và nghệ sĩ Thế Anh trong vở "Hoa anh túc

Đặc biệt, năm 1986, vai diễn Lý trưởng trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Năm 1992, Phạm Bằng được phong tặng danh hiệu NSƯT. 3 năm sau, ông nghỉ hưu và rời Nhà hát kịch Việt Nam. Bắt đầu từ thời điểm này,cái tên Phạm Bằng được khán giả quan tâm nhiều hơn ở các bộ phim truyền hình, tiểu phẩm hài hay chương trình “Gặp nhau cuối tuần”.

Lễ viếng NSƯT Phạm Bằng diễn ra vào ngày 4.11 tới

Sáng nay 2.11, Nhà hát Kịch Việt Nam và gia đình nghệ sĩ Phạm Bằng có thông báo chính thức về lễ tang của ông. Theo đó, lễ viếng NSƯT Phạm Bằng được tổ chức từ 12 giờ 30 đến 14 giờ ngày 4.11 tại Nhà tang Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội).

Lễ truy điệu và đưa tang diễn ra lúc 14 giờ cùng ngày. Điện táng tại đài hoá thân Hoàn Vũ, Hà Nội.

NSƯT Xuân Bắc đồng thời là Phó Ban tổ chức tang lễ cho biết, do ông Nguyễn Thế Vinh - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam đang đi công tác nước ngoài nên anh với tư cách Phó Giám đốc Nhà hát sẽ cùng tập thể cán bộ - nhân viên - nghệ sĩ Nhà hát phối hợp với gia đình nam nghệ sĩ tổ chức lễ tang cho ông thật chu đáo và nghiêm cẩn.

Theo nguồn tin từ phía gia đình thì ngay sau khi được tin bố mất, con trai út và vợ chồng con gái thứ 2 của nam nghệ sĩ đã bay từ TP.HCM ra Hà Nội ngay trong đêm để lo tang lễ cho bố. Anh Phạm Tùng - con trai út của NSƯT Phạm Bằng đã rất đau lòng khi không được ở bên bố trước khi ông đi xa. Vợ chồng người con gái cả của nam nghệ sĩ cũng đã từ Đức bay về Hà Nội sáng nay (2,11.2016).

Theo Dân Trí
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ảnh cực hiếm của NSƯT Phạm Bằng trên sân khấu kịch hơn 40 năm trước