Ngày 14.9, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục trừng phạt Nga đến khi nào tình hình khủng hoảng Ukraine chấm dứt.

Bà Merkel: Không bỏ cấm vận Nga nếu khủng hoảng Ukraine chưa dứt

Hà Ngọc Bách | 16/09/2018, 06:40

Ngày 14.9, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục trừng phạt Nga đến khi nào tình hình khủng hoảng Ukraine chấm dứt.

"Tới khi thỏa thuận Minsk đã được thực hiện hoặc có tiến bộ trong thực, chúng tôi sẽ không xem xét dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga", bà Merkel nói, khẳng định EU sẽ tiếp tục duy trì trừng phạt Nga.

Berlin và Moscow, cùng với Paris, đã ký thỏa thuận hòa bình tại thủ đô Belarus Belarus vào năm 2015 nhằm chấm dứt một cuộc xung đột khiến hơn 10.000 người thiệt mạng ở miền đông Ukraine kể từ khi nó bắt đầu vào tháng 4.2014.

Nhưng bà Merkel nói rằng các cuộc đàm phán giữa Nga, Ukraine, Pháp và Đức, được gọi là định dạng Normandy, "có thể không tiến triển nhiều như chúng tôi mong muốn".

"Hòa bình và phục hồi toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine tiếp tục là chủ đề quan trọng đối với tất cả chúng ta ở đây", bà Merkel nói thêm.

Mỹ và châu Âu đã quyết định trừng phạt Nga vì cáo buộc nước này can thiệp, hỗ trợ dân quân ly khai miền đông Ukraine cũng như sáp nhậpbán đảo Crimea. Nga ngược lại khẳng định họ không liên quan đến chuyện ở miền Đông Ukraine và nói rằng mình sáp nhập Crimea hợp pháp.

Dù khẳng định sẽ tiếp tục trừng phạt Nga, nhưng bà Merkel lại bảo vệ tuyến dẫn khí Nord Stream 2 qua Biển Baltic để mang khí đốt tự nhiên của Nga đến Đức. Thủ tướng Đức cũng tuyên bố sẽ làm việc để bảo vệ vai trò của Ukraine như một điểm quá cảnh cho ký đốt Nga, khi cho biết "chúng tôi đang tham gia vào các cuộc đàm phán về điều đó".

Nhiều nước Đông Âu, đặc biệt là Ukraine lo ngại nếu Nga xây xong đường ống dẫn khí mới nối với Đức sẽ bỏ đường ống dẫn khí cũ quá cảnh sang Ukraine. Mà chi phí quá cảnh khí đốt hàng năm từ Nga qua lãnh thổ Ukraine được xem là nguồn thu ngân sách quan trọng của Kiev.

Thiên Hà (theo France 24)
Bài liên quan
Mỹ ngăn các công ty cung cấp linh kiện vũ khí, sợ bị chuyển tới Nga
Hãng Reuters dẫn lời Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Matthew Axelrod cho biết Mỹ yêu cầu các công ty nước này ngừng cung cấp hàng hóa cho hơn 600 thực thể nước ngoài vì lo ngại hàng bị chuyển đến Nga để phục vụ chiến tranh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Merkel: Không bỏ cấm vận Nga nếu khủng hoảng Ukraine chưa dứt