Đài Loan là quê hương của TSMC - nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới.

Bà Thái Anh Văn: Khi nói đến những chip tiên tiến nhất, Đài Loan luôn dẫn đầu

Sơn Vân | 15/09/2022, 09:17

Đài Loan là quê hương của TSMC - nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới.

Bà Thái Anh Văn, nhà lãnh đạo Đài Loan, cảnh báo ngành công nghiệp bán dẫn phải đối mặt với những thách thức mới, nhưng cho biết chính quyền của bà sẽ làm việc với ngành để vượt qua chúng.

TSMC là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Đài Loan. TSMC cũng là hãng sản xuất chất bán dẫn quan trọng được sử dụng trong mọi thứ, từ máy giặt, điện thoại di động, trung tâm dữ liệu đến máy bay chiến đấu.

"Sự thành công liên tục của ngành công nghiệp này đối mặt với những thách thức toàn cầu chưa từng có trong thời gian gần đây, bao gồm cả sự không chắc chắn đáng kể xung quanh chuỗi cung ứng", bà Thái Anh Văn phát biểu tại một diễn đàn công nghiệp ở Đài Bắc vào cuối ngày 14.9.

Bà nói thêm: "Ngay cả ngày hôm nay, những thách thức mới vẫn tiếp tục nảy sinh khiến tình hình trở nên bất ổn hơn. Song cũng như trong quá khứ, chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với ngành để vượt qua những thời điểm thách thức này. Hết lần này đến lần khác Đài Loan đã chứng minh được sự nhanh nhẹn và khả năng phục hồi của mình trong việc đối mặt với những thách thức và đảm bảo rằng ngành công nghiệp bán dẫn của chúng tôi duy trì vị thế hàng đầu thế giới".

Lãnh đạo Đài Loan không nói rõ ngành phải đối mặt với những thách thức gì, nhưng kể từ khi đại dịch bắt đầu, một trong những vấn đề chính là sự thiếu hụt chip gây cản trở sản xuất ô tô và một số thiết bị điện tử tiêu dùng.

ba-thai-anh-van-khi-noi-den-nhung-chip-tien-tien-dai-loan-luon-dan-dau.jpg
TSMC là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, cung cấp chip cho Apple và nhiều hãng lớn

Nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đang giảm do lạm phát tăng vọt, lo ngại suy thoái ở các nền kinh tế lớn của phương Tây và tác động từ cuộc chiến ở Ukraine, có khả năng ảnh hưởng đến các công ty chip Đài Loan và nền kinh tế định hướng xuất khẩu trên đảo.

Dù khuyến khích các công ty Đài Loan xây dựng nhà máy tại Mỹ, chính quyền bà Thái Anh Văn cũng nỗ lực để đảm bảo duy trì vị trí hàng đầu trên toàn cầu.

Cuối cùng, bà Thái Anh Văn nhấn mạnh: “Khi nói đến những con chip tiên tiến nhất, Đài Loan luôn dẫn đầu”.

Mỹ sắp thảo luận về dự luật chip mới với Đài Loan

Mỹ sẽ thảo luận với Đài Loan vào tháng 10 tới về luật mới được thiết kế để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ. Bà Sandra Oudkirk, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Đài Bắc, vừa công bố thông tin này.

Tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã ký thành luật Chips anh Science (Chips và khoa học), cung cấp 52,7 tỉ USD trợ cấp của chính phủ cho sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn Mỹ, cũng như tín dụng thuế đầu tư cho các nhà máy chip ước tính trị giá 24 tỉ USD.

Tín dụng thuế đầu tư về cơ bản là ưu đãi liên quan đến thuế, cho phép các cá nhân hoặc tổ chức khấu trừ một tỷ lệ nhất định chi phí liên quan đến đầu tư cụ thể từ trách nhiệm thuế của họ ngoài các khoản phụ cấp thông thường để khấu hao.

Do đó, tín dụng thuế đầu tư ít nhiều giống với các khoản phụ cấp liên quan đến đầu tư cho phép doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư khấu trừ một tỷ lệ phần trăm cụ thể của chi phí liên quan đến vốn từ thu nhập của họ để chịu thuế.

ba-thai-anh-van-khi-noi-den-nhung-chip-tien-tien-dai-loan-luon-dan-dau1.jpg
Bà Sandra Oudkirk chụp ảnh với nhà lãnh đạo Đài Loan - Thái Anh Văn 

Mỹ đã khuyến khích các công ty công nghệ nước ngoài sản xuất trong nước này và chính quyền ông Biden hoan nghênh các khoản đầu tư của TSMC cùng GlobalWafers Co từ Đài Loan. GlobalWafers là nhà sản xuất tấm wafer (nguyên liệu để sản xuất chip) lớn thứ ba thế giới.

Sandra Oudkirk, Giám đốc của Viện Mỹ tại Đài Loan, nói tại một diễn đàn công nghiệp rằng khuôn khổ Hợp tác Thương mại và Đầu tư Công nghệ Mỹ - Đài Loan (hay TTIC) giúp nâng cao và ưu tiên các cam kết kinh tế Mỹ - Đài Loan.

"TTIC là một nền tảng mạnh mẽ mà chúng tôi đang sử dụng để giải quyết những thách thức trong không gian bán dẫn, chẳng hạn như tình trạng thiếu chip nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến nhiều lĩnh vực công nghiệp", Sandra Oudkirk nói.

Bà cho biết thêm rằng cuộc thảo luận tiếp theo trong khuôn khổ sẽ diễn ra ở Washington (Mỹ) từ ngày 12 đến 14.10.

"Tại sự kiện này, chúng tôi dự định tổ chức một cuộc thảo luận bàn tròn để chia sẻ nhiều hơn về cách thức thực hiện đạo luật Chips and Science ở Mỹ. Ngoài các khoản đầu tư của Đài Loan vào phần cứng và công nghệ thông qua các ưu đãi được cung cấp bởi đạo luật Chips and Science, Mỹ tìm kiếm sự hỗ trợ liên tục của ngành công nghiệp Đài Loan khi chúng tôi kết nối nhân tài và hệ sinh thái đổi mới ở đây với Mỹ cùng các đối tác cùng chí hướng khác", bà Sandra Oudkirk cho hay.

TSMC, nhà cung cấp lớn của Apple, đang xây dựng một nhà máy trị giá 12 tỉ USD ở bang Arizona, Mỹ. Apple đặt mục tiêu trở thành công ty đầu tiên sử dụng phiên bản cập nhật công nghệ sản xuất chip mới nhất của TSMC.

Trang Nikkei dẫn nguồn thạo tin cho biết chip A17 Bionic sẽ được sản xuất hàng loạt bằng công nghệ sản xuất chip N3E của TSMC, dự kiến ​​sẽ có mặt trên thị trường vào nửa cuối năm sau. A17 Bionic sẽ được dùng trong danh mục cao cấp cho dòng iPhone 15, dự kiến trình làng vào năm 2023. Ngoài ra, Apple cũng có kế hoạch đưa chip 3 nanomet được nâng cấp vào MacBook mới.

N3E là phiên bản nâng cấp công nghệ sản xuất 3 nanomet hiện tại của TSMC. TSMC cho biết N3E cung cấp hiệu suất và hiệu quả năng lượng tốt hơn so với phiên bản đầu tiên của công nghệ này. Theo các nguồn tin trong ngành, công nghệ sản xuất nâng cấp cũng được thiết kế để tiết kiệm chi phí hơn so với công nghệ trước đó.

Không chỉ là khách hàng lớn nhất của TSMC, Apple còn là đối tác trung thành nhất với công ty Đài Loan trong việc áp dụng công nghệ chip mới. Apple sẽ là công ty đầu tiên sử dụng thế hệ công nghệ 3 nanomet của TSMC. 2023 cũng đánh dấu năm thứ hai liên tiếp Apple chỉ sử dụng công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất của TSMC cho iPhone.

Trong năm nay, chỉ iPhone 14 Pro và Pro Max được trang bị chip  A16 Bionic, được sản xuất theo quy trình 4 nanomet của TSMC, vốn là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. iPhone 14 và iPhone 14 Plus sử dụng chip A15 Bionic cũ hơn, vốn đã có mặt trong dòng iPhone 13 ra mắt năm ngoái.

Cuộc đua giữa các nhà sản xuất chip để tung ra công nghệ sản xuất tiên tiến đang gấp rút hơn bao giờ hết. Cả TSMC và Samsung đều hy vọng sẽ là công ty đầu tiên đưa công nghệ 3 nanomet vào sản xuất hàng loạt trong năm nay. Công nghệ này phù hợp với tất cả loại bộ xử lý trung tâm và đồ họa cho smartphone, máy tính, máy chủ và trong tính toán trí tuệ nhân tạo.

Theo ông Dylan Patel, chuyên gia phân tích của hãng Semianalysis, Apple có khả năng sử dụng các cấp độ công nghệ sản xuất khác nhau để tạo ra sự khác biệt lớn hơn giữa sản phẩm cao cấp và không cao cấp của mình. Trước đây, sự khác biệt lớn nhất là ở màn hình và máy ảnh, nhưng điều này có thể được mở rộng bao gồm cả bộ vi xử lý và chip nhớ.

Bài liên quan
Châu Âu cần Đài Loan vì nỗi lo mất nguồn cung từ hãng chip số 1 thế giới
Khi Trung Quốc gia tăng sức ép với Đài Loan và Mỹ, chuỗi cung ứng công nghệ của châu Âu đang gặp rủi ro do cuộc đối đầu này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Thái Anh Văn: Khi nói đến những chip tiên tiến nhất, Đài Loan luôn dẫn đầu