Tencent Holdings và ByteDance là hai công ty được xếp hạng hàng đầu thế giới về doanh thu từ ứng dụng trong nửa đầu năm 2022, theo báo cáo mới từ trang SCMP.

Tencent và ByteDance thống trị doanh thu ứng dụng toàn cầu, 13 hãng ủng hộ dự luật kiềm chế Big Tech

Sơn Vân | 13/09/2022, 18:23

Tencent Holdings và ByteDance là hai công ty được xếp hạng hàng đầu thế giới về doanh thu từ ứng dụng trong nửa đầu năm 2022, theo báo cáo mới từ trang SCMP.

Điều này chứng minh rằng Big Tech ở Trung Quốc vẫn nắm giữ sức mạnh thị trường toàn cầu bất chấp những khó khăn về quy định và suy thoái kinh tế trong nước.

Một ghi chú nghiên cứu của dịch vụ tình báo thị trường di động SensorTower cho thấy Tencent (có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc) là hãng có thu nhập cao nhất trong số các nhà phát hành game và không phải game, đạt doanh thu khoảng 4,4 tỉ USD trong giai đoạn 6 tháng đầu nằm 2022 nhờ vào các game ăn khách như Honor of Kings và PUBG Mobile.

ByteDance (có trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh) đứng thứ hai với 1,3 tỉ USD được tạo ra trong nửa đầu năm nay nhờ sự phổ biến của ứng dụng video ngắn nổi tiếng toàn cầu TikTok.

Trong mảng game, Tencent thu về 2,6 tỉ USD, chiếm gần 10% trong toàn bộ thị trường ứng dụng game trị giá 27 tỉ USD.

tencent-bytedance-dung-dau-ve-doanh-thu-ung-dung-toan-cau.jpg
Tencent Holdings và ByteDance là hai công ty được xếp hạng hàng đầu thế giới về doanh thu từ ứng dụng trong nửa đầu năm 2022

Dữ liệu từ SensorTower cũng cho thấy mức độ thống trị của các ông lớn trong thị trường game, với khoảng 1% những công ty top đầu (460 hãng) chiếm 93% tổng thị trường, khiến 46.000 công ty khác phải tranh giành 1,9 tỉ USD còn lại.

Sensor Tower là nhà cung cấp thông tin hàng đầu thị trường, với hiểu biết sâu sắc về ứng dụng di động.

Báo cáo của SensorTower bao gồm 900.000 nhà sản xuất ứng dụng game và không phải game trên toàn thế giới. 1% những công ty top đầu có tổng cộng 72 tỉ lượt cài đặt toàn cầu trên Apple App Store và Google Play trong nửa đầu năm, chiếm 79% tổng số lượt cài đặt toàn cầu. 99% nhà xuất bản còn lại chia sẻ 21% lượt cài đặt ứng dụng còn lại.

Tuy nhiên, trong khi 1% những công ty top đầu vẫn có ảnh hưởng lớn trong thế giới game di động, sự thống trị của họ đã suy yếu trong 3 năm qua, theo Justin Cruz, nhà phân tích thông tin chi tiết về thiết bị di động tại SensorTower.

Cùng với xu hướng đó là sự sụt giảm trong việc áp dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động và chi tiêu của người tiêu dùng, do lạm phát toàn cầu và thảm họa kinh tế khiến các công ty như Netflix và ByteDance đa dạng hóa thị trường game, SensorTower cho biết.

Riêng biệt, sự kiểm tra kỹ lưỡng về quy định và việc phê duyệt giấy phép không thể đoán trước cho các tựa game mới tại thị trường quê nhà buộc các nhà phát triển game Trung Quốc phải tìm cơ hội ở nước ngoài. Ví dụ, Tencent đã tăng cổ phần thiểu số của mình trong Ubisoft (nhà phát triển game Pháp), trong khi NetEase mua lại Quantic Dream (hãng phát triển game đa quốc gia của Pháp) vào tháng trước sau khi cả hai công ty không nhận được sự chấp thuận từ Bắc Kinh cho các tựa game mới.

13 công ty Mỹ ủng hộ dự luật kiềm chế Big Tech

Một nhóm gồm 13 công ty đã thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật nhằm kiềm chế các hãng công nghệ khổng lồ như Google của Alphabet và Facebook của Meta Plaforms.

DuckDuckGo, Mozilla, Proton và các công ty khác tự quảng cáo là ủng hộ quyền riêng tư, đã bày tỏ sự ủng hộ với dự luật cấm hoạt động tự tham gia của các nền tảng như Google và Amazon.com.

Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, một lãnh đạo ở Quốc hội Mỹ về chống độc quyền, đã dành phần lớn mùa hè để thúc giục Thượng viện thông qua dự luật nhưng không có kết quả.

tencent-bytedance-dung-dau-ve-doanh-thu-ung-dung-toan-cau1.jpg
13 hãng ủng hộ dự luật kiềm chế Big Tech như Amazon, Apple, Facebook và Google

Là nhà tài trợ chính cho dự luật cùng với Chuck Grassley (thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa), Amy Klobuchar cho biết bà cần có 60 phiếu bầu cần thiết để thông qua dự luật nhưng triển vọng trở thành luật trong năm nay dường như đang mờ nhạt.

Trong một lá thư gửi đến lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện, 13 công ty nói rằng các hãng công nghệ lớn đã sử dụng sự thống trị của họ để hướng người tiêu dùng tránh xa các dịch vụ cung cấp nhiều biện pháp bảo vệ quyền riêng tư hơn.

"Trong khi ngày càng nhiều người Mỹ áp dụng các công nghệ ưu tiên quyền riêng tư, một số công ty thống trị vẫn sử dụng quyền lực của người gác cổng để hạn chế cạnh tranh và sự lựa chọn của người dùng", họ viết trong thư.

Cách đây 6 ngày, Bloomberg đưa tin nỗ lực cấp cao của Quốc hội Mỹ nhằm kiềm chế Big Tech đang có nguy cơ thất bại, khi sắp hết thời gian để thông qua trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào cuối năm nay.

Google, Apple, Amazon, Meta Platforms và các nhóm thương mại của họ đã rót gần 95 triệu USD cho vận động hành lang kể từ năm 2021 nhằm tìm cách làm trật bánh Đạo luật trực tuyến về lựa chọn và đổi mới của Mỹ (American Innovation and Choice Online Act), vốn được tạo ra để giải quyết quyền lực thị trường của một số công ty giàu nhất thế giới.

Sau gần 2 năm nỗ lực, dự luật đang ở thời điểm quan trọng khi Thượng viện dự kiến sẽ xem xét lại lần cuối cùng trước khi cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra tháng 11.2022. Những người ủng hộ dự luật tuyên bố có số phiếu cần thiết, nhưng không rõ liệu họ có đạt được mục tiêu hay không vì Thượng viện còn phải bận rộn với các luật chi tiêu khác phải thông qua.

Nếu những người ủng hộ dự luật này có đủ số phiếu bầu thì đó sẽ không phải là dự luật nữa, mà sẽ là luật”, theo Matt Schruers, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Máy tính và Truyền thông, đại diện cho các công ty công nghệ lớn.

Nếu thất bại thì đây sẽ là bước lùi lớn với các chính trị gia, nhà hoạt động và nhà quản lý, những người vốn cho rằng Thung lũng Silicon có quá nhiều quyền kiểm soát với cuộc sống của người dân. Ngược lại, nó sẽ đánh dấu chiến thắng lớn cho Big Tech, với lập luận rằng dự luật làm suy yếu quyền riêng tư, đe dọa an ninh quốc gia và làm suy giảm những sản phẩm mà người tiêu dùng ưa thích.

Song ngay cả trong trường hợp dự luật không thành công, sự chú ý có được từ biện pháp này đã giúp xây dựng phong trào chống độc quyền thành thứ gì đó lớn hơn bất kỳ một điều luật nào. Sarah Miller, người đứng đầu Dự án Tự do Kinh tế Mỹ - tổ chức phi lợi nhuận chống độc quyền, cho biết bà ủng hộ dự luật và muốn thấy nó được thông qua, nhưng nói đây “không phải là cuộc chiến chỉ diễn ra một lần”.

Nỗ lực hạn chế quyền lực của Big Tech thông qua việc chống độc quyền đều nhận được sự ủng hộ từ cả hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, nhưng có khả năng đa số thành viên đảng Cộng hòa trong Hạ viện trong nửa nhiệm kỳ tới dự kiến ​​sẽ chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào cáo buộc cho rằng các nền tảng internet chống lại quan điểm bảo thủ. Đó là lý do tại sao phía vận động hành lang công nghệ đang cố gắng “chạy hết công suất” cho vấn đề chống độc quyền.

Được biết, dự luật có 13 người đồng tài trợ tại Thượng viện, nơi nó cần 60 phiếu bầu để thông qua trước khi được gửi đến Hạ viện. Dự luật đã được cả Ủy ban Tư pháp Hạ viện và Thượng viện thông qua với số phiếu ủng hộ mạnh mẽ.

Một số sửa đổi đã giải quyết những lo ngại về vấn đề quyền riêng tư và bảo mật. Dù vậy, con đường trở thành luật của nó sẽ không dễ dàng hơn.

Quốc hội Mỹ phải cấp vốn cho chính phủ vào tháng 9.2022 trước khi năm tài chính tiếp theo bắt đầu vào ngày 1.10. Trong khi đó, Thượng viện dự kiến ​​sẽ họp phiên chỉ trong hai tuần vào tháng 10.2022 trước cuộc bầu cử giữa kỳ.

Tôi không thấy nó sẽ được thông qua. Trước cuộc bầu cử sắp diễn ra, tôi mong đợi các thượng nghị sĩ sẽ quay lại và tập trung vào vấn đề được cử tri quan tâm. Quy định công nghệ không phải là một trong những vấn đề đó”, theo ông Michael Petricone, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách vấn đề chính phủ tại Hiệp hội Công nghệ Người tiêu dùng, nhóm thương mại bao gồm Amazon, Google và Facebook.

Bài liên quan
Tencent thắt chặt kiểm soát trò chơi trực tuyến đối với trẻ em sau khi bị báo chí nhà nước đả kích
Tencent, gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đã tuyên bố sẽ hạn chế thời gian trẻ em chơi các trò chơi trực tuyến hàng đầu của mình sau khi cổ phiếu của họ bị tụt giá thảm hại bởi các cuộc đả kích của truyền thông nhà nước đối với ngành công nghiệp game, gọi chúng là “thuốc phiện tinh thần”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tencent và ByteDance thống trị doanh thu ứng dụng toàn cầu, 13 hãng ủng hộ dự luật kiềm chế Big Tech