Tỉnh Bạc Liêu tập trung đầu tư Nhà máy điện khí có công suất 3.200MW, đồng thời đẩy mạnh phát triển điện gió, phấn đấu đưa tỉnh trở thành một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Bạc Liêu: Phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước

Trần Khải 22/12/2023 19:00

Tỉnh Bạc Liêu tập trung đầu tư Nhà máy điện khí có công suất 3.200MW, đồng thời đẩy mạnh phát triển điện gió, phấn đấu đưa tỉnh trở thành một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước.

Ngày 22.12, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, quy hoạch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành tại Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 8.12.2023. Mục tiêu của quy hoạch đến năm 2030 là xây dựng tỉnh Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; môi trường thiên nhiên được bảo vệ và phát triển. Xã hội phát triển hài hòa, đời sống nhân dân được nâng cao. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

3(1).jpg
Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch

Về kinh tế, phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đạt bình quân 9,5 - 10,5%/năm; quy mô GRDP năm 2030 gấp 3,5 - 4 lần so với năm 2020. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 29%; công nghiệp - xây dựng khoảng 36,4%; dịch vụ khoảng 32%, còn lại là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm.

Quy hoạch chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bạc Liêu vào phát triển 3 trụ cột chính là công nghiệp năng lượng tái tạo; nuôi trồng, chế biến thủy sản và du lịch.

2..jpg
Quang cảnh hội nghị

Theo đó, tỉnh Bạc Liêu tập trung phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản an toàn quy mô lớn, công nghệ cao, xây dựng tỉnh trở thành trung tâm công nghiệp tôm quốc gia; đẩy mạnh chăn nuôi biển, nuôi biển kết hợp với phát triển năng lượng tái tạo và du lịch; sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả nghề đánh bắt hải sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nâng cấp hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão và dịch vụ hậu cần nghề cá; xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Đối với ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mới, tỉnh tâp trung đầu tư, xây dựng Nhà máy Điện Khí LNG Bạc Liêu có công suất 3.200MW gắn với xây dựng đồng bộ hạ tầng phục vụ; phát triển điện gió trên bờ và ngoài khơi; thu hút đầu tư, phát triển nguồn năng lượng mới (hydro xanh, amoniac xanh)..., phấn đấu đưa Bạc Liêu trở thành một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước.

Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu cho biết, quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với Bạc Liêu. Đây là kết quả bước đầu cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để thực hiện tốt nội dung quy hoạch và khát vọng đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh phát triển thì còn rất nhiều việc phải làm, đòi hỏi địa phương phải nỗ lực nhiều hơn, quyết tâm cao hơn.

1..jpg
Tỉnh Bạc Liêu phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước

Để quy hoạch sớm đi vào cuộc sống, ông Hùng đề nghị các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ngành, đoàn thể trong tỉnh cần tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như: đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung cốt lõi của nội dung quy hoạch theo phương châm nỗ lực lớn, hành động quyết liệt nhằm mang lại hiệu quả cao nhất; tập trung đột phá trong cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số hoạt động hiệu quả. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhà nước, tư nhân và các nguồn hợp pháp khác để tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng lưới điện.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bạc Liêu: Phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước