Rắn hoa cổ đỏ hay còn gọi là "rắn học trò" đã bất ngờ cắn bé gái 15 tháng tuổi, nhưng các bác sĩ đành “bó tay” vì chưa có kháng huyết thanh của loại rắn này.

Bác sĩ bất lực nhìn bé gái 15 tháng tuổi chết vì bị 'rắn học trò' tấn công

Hồ Quang | 06/04/2021, 16:27

Rắn hoa cổ đỏ hay còn gọi là "rắn học trò" đã bất ngờ cắn bé gái 15 tháng tuổi, nhưng các bác sĩ đành “bó tay” vì chưa có kháng huyết thanh của loại rắn này.

Ngày 6.4, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho hay, sau nhiều ngày điều trị, bé gái N.T.N.T. (15 tháng tuổi, quê Tiền Giang) đã tử vong do bị rắn hoa cổ đỏ hay còn gọi “ rắn học trò” vào trong sân nhà cắn.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bé gái này được chuyển đến vào ngày 30.3 trong tình trạng trên tay có một vết thương băng ép nhưng không thể cầm máu được.

bac-si-bat-luc-nhin-b-gai-15-thang-tuoi-chet-vi-bi-ran-hoa-hoc-tro-tan-cong-hinh-anh(1).png
Nhiều người nhầm tưởng rắn hoa cổ đỏ hay còn gọi là rắn học trò không độc, nhưng thực chất rất nguy hiểm - Ảnh: PV

Tại đây các bác sĩ kiểm tra vết thương và nhận thấy đây không phải là vết thương do rắn lục tre. Sau khi tiến hành đối chiếu hình ảnh, các bác sĩ xác định đây là rắn hoa cổ đỏ hiện chưa có kháng huyết thanh. Sau đó, bệnh nhi được truyền rất nhiều các sản phẩm máu: huyết tương tươi đông lạnh, tiểu cầu… nhưng máu vẫn chảy liên tục. Bệnh nhi được đưa vào khoa hồi sức tích cực, mở nội khí quản, thở máy. 

Lúc này, máu tiếp tục chảy dưới da toàn thân. Các bác sĩ đã liên hệ Khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy tìm hiểu về rắn hoa cổ đỏ. Truy tìm kháng huyết thanh nhưng Bệnh viện Chợ Rẫy cũng chưa có kháng huyết thanh nọc độc rắn hoa cổ đỏ và chỉ điều trị triệu chứng. 

Các bác sĩ tiếp tục liên hệ tới những nước láng giềng như: Lào, Thái Lan… xem có kháng huyết thanh không nhưng đều không có. Trong khi đó, liên hệ với phía Nhật Bản thì được biết có một bệnh viện ở đây đang nghiên cứu kháng huyết thanh loại nọc độc rắn hoa cổ đỏ nhưng đang trong giai đoạn thử nghiệm chưa dùng được.

“Chúng tôi vô cùng đau lòng khi mà chứng kiến bé gái rất tỉnh táo, nhưng nọc độc phát tán trong cơ thể gây rối loạn đông máu toàn thân. Dần dần dẫn tới suy hô hấp mà không thể thở oxy. Máu vùng cẳng tay phải cứ chảy mãi dù băng ép các kiểu. Sau 2 ngày nỗ lực nhưng tình trạng rối loạn đông máu không hồi phục, bệnh nhi suy hô hấp, xuất huyết não rồi tử vong”, bác sĩ Phương thất vọng nói.

Theo lời kể của người nhà, trước đó bé T. đang chơi ở ngoài sân bất ngờ bị một con rắn bò vào cắn vào cẳng tay. Lúc đó, mọi người trong nhà dùng lá cây đắp vào vết thương rồi chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang.

Tại đây, các bác sĩ nghi bệnh nhi bị rắn lục tre cắn nên tiến hành dùng thuốc chống lại tình trạng rối loạn đông máu, băng ép và chích 4 lọ kháng huyết thanh dành cho rắn lục tre, nhưng bé vẫn chảy máu. Các bác sĩ lập tức chuyển bệnh nhi đến Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.

Theo bác sĩ Phương, rắn hoa cổ đỏ hay còn gọi là rắn học trò, rắn bảy màu, nữ hoàng bóng đêm... có đầu màu ô liu, cổ đỏ, thân mình nhiều hoa văn đen, xanh... rất đẹp. 

Đây là một loại rất độc, nhưng có hình dạng rất đẹp, nhiều người không biết nghĩ nó không độc nên cho trẻ con nuôi chơi. Bình thường rắn này hiền khô, sẵn sàng để con người cầm trên tay, nhưng bất ngờ nổi điên và tấn công con người. 

Tỷ lệ người bị “rắn học trò” này cắn bị nhiễm độc chỉ chiếm tỷ lệ 30%. Điều này là do loại rắn này không tự sinh ra nọc độc mà tổng hợp chất độc từ những thức ăn, nên những con ăn nhiều động vật độc thường có độc tính cao hơn. Ngoài ra, 2 chiếc răng bơm chất độc nằm ở góc trong, sâu của hàm chứ không phải răng nanh như các rắn khác nên khi cắn nhẹ, chưa tới góc hàm thì người bị cắn sẽ không "dính" răng bơm nọc. 

“Tóm lại, đây vẫn là một loại rắn độc, các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ chơi. Nọc của rắn này không bị biến đổi bởi nhiệt, axit, rượu... nên không được ăn hay ngâm rượu. Nếu bị rắn cắn gây rối loạn đông máu, chỉ nên chuyển gấp bệnh nhân đến cơ sở y tế, không làm gì khác", bác sĩ Phương cảnh báo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bác sĩ bất lực nhìn bé gái 15 tháng tuổi chết vì bị 'rắn học trò' tấn công