Lúc 10 giờ ngày 11.10, bão số 6 đã đi vào đất liền các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Long Hải | 11/10/2020, 11:45

Lúc 10 giờ ngày 11.10, bão số 6 đã đi vào đất liền các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của bão số 6, ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã quan trắc được gió cấp 8, giật cấp 9; vùng ven biển các tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi có gió giật cấp 6-7; ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã có mưa rất to, lượng mưa từ 100-300mm.

ap-thap.jpg

Lúc 10 giờ ngày 11.10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6 trở lên khoảng 100km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 6, trong trưa nay trên đất liền từ Đà Nẵng đến Bình Định còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị có gió giật mạnh cấp 6-7.

Từ nay đến ngày 13.10, ở các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi từ 300-500mm, có nơi trên 500mm; các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Kon Tum từ 100-200mm, riêng Quảng Bình có nơi trên 300mm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới