128 quốc gia tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án hành động công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel của Mỹ, bất chấp nước này dọa sẽ cắt viện trợ nước nào bỏ phiếu thuận.

Bất chấp bị đe dọa, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết chỉ trích Mỹ

Hà Ngọc Bách | 22/12/2017, 07:19

128 quốc gia tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án hành động công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel của Mỹ, bất chấp nước này dọa sẽ cắt viện trợ nước nào bỏ phiếu thuận.

Với 128 phiếu thuận/9 phiếu chống,cộng đồng quốc tế đã cùng nhau lên tiếng chỉ trích việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel là "vô giá trị".

Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừa thông qua kêu gọi Mỹ và Tổng thống Trump rút lại quyết định của mình. Tuy nhiên nghị quyết này chỉ mang tính khuyến nghị và không có ý nghĩa thực thi bắt buộc.

Cuộc bỏ phiếu này diễn ra sau khi Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Hayley cảnh báo rằng bà sẽ "lưu tên" các quốc gia dám bỏ phiếu thuận. Tổng thống Trump thì dọa rằng ông sẽ cắt viện trợ các quốc gia dám thách thức ông.

Dù vậy, chỉ có 7 quốc gia cùng với Mỹ và Israel bỏ phiếu chống lại nghị quyết và 35 nước bỏ phiếu trắng trong đó có Canada và Mexico.

7 quốc gia bỏ phiếu chống là Guatemala, Honduras, Quần đảo Marshall, Micronesia, Nauru, Palau và Togo. Những nước này đa số là đồng minh có ký kết hiệp ước bảo vệ an ninh của Mỹ, với nhiều viện trợ tài chính cũng như quân sự.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khối Ả Rập đều bỏ phiếu thuận, chống lại Mỹ bất chấp lời đe dọa của Washington.

Ngay lập tức, Israel đã bác bỏ kết quả bỏ phiếu, bày tỏ "sự hài lòng" với các quốc gia bỏ phiếu trắng hay phản đối nghị quyết và cảm ông Trump vì lập trường của mình đối với Jerusalem.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif viết trên Twitter cá nhân: "Cả thế giới đã nổi dậy nói không với chế độ hiếu chiến của ông Trump tại Liên Hợp Quốc".

Mỹ thì thẳng thừng tuyên bố là nghị quyết này không có ý nghĩa nào với họ, "Mỹ sẽ đưa đại sứ của mình tới Jerusalem. Không có một cuộc bỏ phiếu nào tại Liên Hợp Quốc có thể thay đổi điều đó, bà Haley nói.

"Nhưng cuộc bỏ phiếu này sẽ tạo ra sự khác biệt về cách người Mỹ nhìn vào Liên Hợp Quốc và cách chúng ta nhìn vào các quốc gia không tôn trọng chúng ta tại Liên Hợp Quốc. Khi chúng tôi đóng góp cho Liên Hợp Quốc nhiều, chúng tôi hy vọng rằng thiện chí của chúng tôi được công nhận và tôn trọng", bà Haley nói thêm.

Trước cuộc bỏ phiếu bất thường ngày 21.12 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã mô tả Liên Hợp Quốc là "ngôi nhà của những dối trá".

Ông Trump hôm 6.12 đã tuyên bố sẽ di chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv sang Jerusalem, đúng như những gì ông đã hứa với cử tri khi ra tranh cử, dù hành động này chắc chắn vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc hồi năm 1980 về vấn đề hòa bình giữa Palestine và Israel.

Cuộc bỏ phiếu bất thường tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần này được tổ chức theo yêu cầu của các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo. Trước đó ngày 18.12, Mỹ và Israel đã phủ quyết nghị quyết tương tự được Ai Cập trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Ái Vi (theo Guardian)

Bài liên quan
Perplexity đề nghị sáp nhập với TikTok ở Mỹ khi ông Trump có thể hoãn lệnh cấm trong 90 ngày
Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm 18.1 cho biết “rất có thể" sẽ gia hạn thêm 90 ngày cho TikTok để tránh lệnh cấm tiềm năng ở Mỹ, sau khi ông nhậm chức vào ngày 20.1. Trong khi đó, TikTok cùng hơn 170 triệu người dùng Mỹ đang hồi hộp chờ đợi trước nguy cơ ứng dụng chia sẻ video ngắn đình đám ngừng hoạt động hôm 19.1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất chấp bị đe dọa, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết chỉ trích Mỹ