Đó là phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên). Đại biểu này đề nghị Bộ trưởng làm rõ có hay không xuất hiện lợi ích nhóm trong việc bổ sung quy hoạch dự án? Có hay không việc Bộ đã và đang chạy theo doanh nghiệp để làm dự án? Đầu tư theo quy hoạch hay quy hoạch theo đầu tư?

‘Bất chấp phản biện khoa học để làm dự án thép Cà Ná có dẫn đến tội ác hay không?’

Trí Lâm | 15/11/2016, 12:04

Đó là phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên). Đại biểu này đề nghị Bộ trưởng làm rõ có hay không xuất hiện lợi ích nhóm trong việc bổ sung quy hoạch dự án? Có hay không việc Bộ đã và đang chạy theo doanh nghiệp để làm dự án? Đầu tư theo quy hoạch hay quy hoạch theo đầu tư?

Không có lợi ích nhóm, không đánh đổi môi trường

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) nêu câu hỏi, thép Cà Ná là dự án không nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt trước đó nhưng vẫn được phê duyệt mặc dù dư luận phản đối gay gắt. Đề nghị Bộ trưởng trả lời thẳng, trả lời thật với cử tri cả nước về các vấn đề sau:

Dù chỉ là bổ sung quy hoạch nhưng dự án đã đi ngược lại chủ trương của Chính phủ là đánh đổi môi trường.Có hay không xuất hiện lợi ích nhóm trong việc bổ sung quy hoạch dự án? Có hay không việc Bộ đã và đang chạy theo doanh nghiệp để làm dự án? Đầu tư theo quy hoạch hay quy hoạch theo đầu tư? Theo đại biểu này, vậy việc bất chấp những phản biện mang tính khoa học, tâm huyết của các chuyên gia, để cơ quan chức năng bổ sung vào quy hoạch dự án này có được xem là hành vi dẫn đến tội ác hay không?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, quá trình rà soát quy hoạch cho thấy, đến năm 2020 cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 15 triệu tấn thép thô;đến năm 2025, thiếu hụt sẽ vượt mức 20 triệu tấn thép thô, nhập siêu ngành thép sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình trước Quốc hội

Nếu không phát triển các dự án khu liên hợp luyện thép lò cao để sản xuất các loại thép phục vụ ngành cơ khí chế tạo sẽ có một nghịch lý là dùsở hữu lượng quặng sắt rất lớn và các chất trợ dung, phụ liệu sản xuất nhưng ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp quốc phòng và đóng tàu phục vụ kinh tế biển lại phụ thuộc hoàn toàn vào thép nhập khẩu với khối lượng lớn. Điều này gây ra tình trạng nhập siêu lớn cho nền kinh tế, ảnh hưởng lớn tới sự ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước.

Bộ trưởng lý giải, trữ lượng quặng sắt của Việt Nam là 1,5 tỉ tấn nhưng hàng năm Việt Nam cũng phải nhập khẩu khoảng 3 tỉ USD các sản phẩm sắt thép, dự kiến sẽ tăng lên khoảng 15 tỉ USD mỗi năm. Hiện nay thép thô để phục vụ các nhu cầu của nên kinh tế Việt Nam chưa có. Quy mô các dự án thép còn ở mức nhỏ. Mỏ sắt Thạch Khê có thể đóng góp khoảng 0,3-0,4% điểm GDP. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đảm bảo lượng thép thô nhất định để phát triển công nghiệp cơ bản, quốc phòng. Đây cũng là quan điểm của Chính phủ.

"Tất nhiên tôi khẳng định một lần nữa chúng ta không đánh đổi môi trường để lấy những dự án công nghiệp bằng mọi giá. Tôi cũng khẳng định một lần nữa không có lợi ích nhóm ở đây", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng khẳng định, các quy hoạch được làm đầy đủ quy trình thủ tục. Dự án thép Cà Ná được phê duyệt từ lâu nhưng về sau chủ đầu tư cũ không đảm bảo tài chính nên bị loại ra khỏi quy hoạch. Đến cuối năm 2015, Tập đoàn Tôn Hoa Sen đã xin chủ trương đầu tư.

"Tôi xin báo cáo Quốc hội đây mới là điều chỉnh về quy hoạch, chứ không phải dự án đầu tư đã được phê duyệt. Dự án đã được xem xét cẩn trọng, đầy đủ quy trình và đã được phê duyệt về quy hoạch. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng giao bộ, ngành xem xét các vấn đề khác vàthẩm định, phê duyệt thì khi đó dự án mới có hiệu quả về mặt pháp lý", Bộ trưởng nói.

Thị trường quản lý phân bón bị cắt khúc

Về quản lý nhà nước trong đấu tranh chống hàng lậu, đặc biệt là mặt hàng phân bón giả tồn tại trên thị trường, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá việc này không chỉ gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường kinh tế, đến việc sản xuất của bà con nông dân mà còn ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Bộ trưởng khẳng định có trách nhiệm của quản lý nhà nước đối với thị trường phân bón (còn chồng chéo giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương trong quản lý phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ), nguồn lực quản lý hạn chế...

Thị trường quản lý phân bón hiện nay bị cắt khúc và chia đôi. Phân bón vô cơ thì thuộc quản lý của Bộ Công Thương, hữu cơ thì thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm từ khâu sản xuất cho đến cấp phép, công bố hợp quy và quản lý kinh doanh.

Việc 2 bộ cùng cùng quản lý phân bón trong bối cảnh phân bón lại rất đa dạng và đang có nhiều loại hình khác nhau dẫn đến chồng chéo giữa hai cơ quan quản lý nhà nước, dẫn đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong thời gian qua không được đảm bảo.

Hai bộ đã nhiều lần phối hợp bàn thảo, kiến nghị cấp trên giao 1 cơ quan quản lý mặt hàng phân bón; bên cạnh đó tăng cường hoạt động đấu tranh phòng chống hàng giả; sớm xây dựng khung khổ pháp lý đặc biệt về quy chuẩn, tiêu chuẩn để phát triển bền vững ngành hàng này...

Thứ 2 có một tình trạng là thị trường đang có quá nhiều loại phân bón. Bộ Nông nghiệp đang quản lý hơn 5.000 hợp quy, Bộ Công Thương là hơn 5.700 hợp quy nên khó quản lý.Ở những quốc gia khác cũng chỉ có trên 100 lượng phân bón đang lưu hành.Cơ quan chức năng không đủ nguồn lực để kiểm soát hết.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường cũng giải trình về vấn đề này vàcho rằng thị trường phân bón có nhiều bất cập. Phân hoá học sử dụng tới 9-10 triệu tấn khiến hàng nông sản không sạch, chất lượng không cao.Vì thế,trong quản lý phân bón phải là định hướng phát triển phân bón hữu cơ để từng bước chuyển sang sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường

Bất cập thứ 2 làkhi áp dụng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chuyển cơ chế quản lý danh mục sang tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia... đã "đẻ" ra một số bất cập: cơ quan quản lý phải có một bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn, nên cần thời gian chứ không thể xây dựng một lúc có thể bao quát hết.

Bất cập thứ 3, mặt hàng phân bón phân chia 2 bộ quản lý: Bộ Nông nghiệp quản lý phân bón hữu cơ, còn phân bón vô cơ do Bộ Công Thương quản lý. Quản lý song trùng này vô tình tạo kẽ hơn, vì 1 cơ sở sản xuất kinh doanh cả 2 loại phân bón. Đây là khoảng trống, nếu hai bộ phối hợp không tốt sẽ là kẽ hỡ phát tác hoạt động gian dối.

Bộ trưởng Nguyễn XuânCường đề nghị, nên tập trung về một mối quản lý thống nhất mặt hàng phân bón. Ngoài ra, tập trung sửa đổi các văn bản pháp luật quản lý phân bón phù hợp hơn với thực tế. Song song đó, ban hành bộ tiêu chuẩn quy chuẩn về quản lý chất lượng phân bón.

Tính mạng người dân mong manh trước thiên tai

Đại biểu Nguyễn Chiến (Hà Nội) đặt câu hỏi, tại báo cáo gửi Chính phủ về kiểm tra vận hành xả lũ, Bộ Công Thương khẳng định quy trình xả thủy điện Hố Hô là đúng quy trình vận hành hồ chứa. Tuy nhiên, tại báo cáo này, Bộ cũng báo cáoHố Hô chưa đảm bảo quy trình thông tin. Như vậy khi chủ đập thủy điện sai quy trình thông tin thì tại sao Bộ Công Thương vẫn kết luận là đúng quy trình? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì đối với tập thể, cá nhân có liên quan và trách nhiệm gì trong việc xây dựng quy trình mang tính trên giấy để ảnh hưởng nhiều đến đời sống nhân dân, gây thiệt hại lớn?

Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Thị Dung (Điện Biên) cũng chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh rằng: “Chưa bao giờ tính mạng người dân lại mỏng manh như vậytrước thiên tai và nhân tai. Thủy điện Hố Hô vừa xả lũ làm chết hai chục người, Bộ trưởng sẽ xử lý vấn đề này như thế nào? Tính mạng của người dân có được đảm bảo không?”.

Đại biểu quốc hội Trần Thị Dung

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, về việc xả lũ của một số nhà máy thủy điện, Bộ Công Thương đã có báo cáo gần 20 trang, đánh giá toàn diện về công tác quy hoạch, chủ trương đầu tư, quản lý thủy điện ở các địa phương, trong đó có việc bảo đảm an toàn cho hạ du khi xả lũ.

“Chúng ta không phát triển thủy điện bằng mọi giá và đã đưa ra khỏi quy hoạch các dự án không đảm bảo môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân"” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Việt Nam có hơn 336 dự án thủy điện, nhiều dự án mỗi khi xả lũ lại khiến dư luận bức xúc vì gây ngập lụt. Qua quá trình kiểm tracho thấy quy trình có nhưng việc chấp hành quy trình còn máy móc, việc phối hợp giữa nhà máy và chính quyền địa phương còn chưa tốt. Việc theo dõi dự báo thời tiết và quan trắc, dự báo chưa được đảm bảo.

Tới đây, Bộ Công Thương đánh giá lại các nhà máy thủy điện, các hoạt động phòng chống lụt bão, xem xét tập huấn và làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia, có chế tài xử lý, thậm chí nếu không đảm bảo thì cấm không cho tham gia hoạt động sản xuất điện.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Thị Dung chưa đồng ý với giải trình của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Theo bà Dung, thủy điện xả lũ không báo trước, ví dụ như thủy điện Hố Hô xả lũ thì Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh không biết, xả vào lúc chập tối, lãnh đạo địa phương kêu gọi bà con lên chỗ cao để tránh nhưng trời tối, bà con không biết đi đâu. Theo đó, bà Dung đề nghị phải làm rõ trách nhiệm.

Về việc này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnhcó nói là không biết việc xả lũ này, nhưng thủy điện có báo cáo với Ủy ban phòng chống lụt bão của tỉnh. Thủy điện Hố Hô có gọi điện báo nhưng một số xã không nghe máy, do đó Bộ trưởngsẽ cho kiểm tra, rà soát lại cả quy trình này.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu: "Thủy điện Hố Hô thì Bộ Công Thương đã kiểm tra và khẳng định có sai phạm trong thực hiện quy định của pháp luật. Tôi đề nghị Bộ chấn chỉnh lại ngay vấn đề xả lũ của thủy điện, không để xảy ra tình trạng xả lũ đúng quy trình nhưng dân vẫn phải chịu thiệt hại".

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Bất chấp phản biện khoa học để làm dự án thép Cà Ná có dẫn đến tội ác hay không?’