Hơn 700 bệnh nhân khám chữa bệnh nội trú được bảo hiểm y tế chi trả từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng; 80 bệnh nhân khám chữa bệnh nội trú được bảo hiểm chi trả trên 1 tỷ đồng, đặc biệt có trường hợp chi trả lên đến gần 10 tỷ đồng.
Ngày 17.12, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, tính từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước có 14,39 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú với số tiền quỹ bảo hiểm y tế đã thanh toán là 69,63 tỷ đồng.
Trong đó có 81.342 bệnh nhân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú với chi phí khám chữa bệnh từ 100 đến 500 triệu đồng/đợt điều trị nội trú; 705 bệnh nhân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú với chi phí khám chữa bệnh từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/đợt điều trị nội trú; 80 bệnh nhân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú với chi phí khám chữa trên 1 tỷ đồng/đợt điều trị nội trú.
Đặc biệt, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có trường hợp được bảo hiểm xã hội chi trả bảo hiểm y tế lên đến gần 10 tỷ đồng. Đó là bệnh nhân có mã thẻ HC49191120…..(có địa chỉ tại ấp Hòn Tre, xã Tiên Hải, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang). Bệnh nhân này điều trị 2 đợt với chẩn đoán thiếu yếu tố VIII di truyền tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trong đó, đợt 1 (từ ngày 19.11.2019 đến ngày 17.1.2020) với tổng chi phí điều trị của bệnh nhân là 7,95 tỷ đồng, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán là 6,36 tỷ đồng; đợt 2 (từ ngày 7.5.2020 đến ngày 17.5.2020) với tổng chi phí điều trị là 3,07 tỷ đồng, quỹ bảo hiểm thanh toán là 3,07 tỷ đồng, trong đó chi phí lớn nhất là chi phí thuốc 3,06 tỷ đồng. Như vậy tổng chi phí mà bảo hiểm y tế phải trả trong 2 đợt điều trị của bệnh nhân này lên đến 9,43 tỷ đồng.
Ngoài ra top những bệnh có số tiền bảo hiểm y tế chi trả cao trong năm còn có bệnh nhân mã thẻ BT28686216… (địa chỉ tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) điều trị 4 đợt tại Bệnh viện Chợ Rẫy với tổng số tiền quỹ bảo hiểm y tế phải chi trả là 7,98 tỷ đồng; bệnh nhân có mã thẻ BT2838322… (địa chỉ tại xã An Bình Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy 2 đợt với tổng chi phí mà quỹ bảo hiểm y tế chi trả là 5,68 tỷ đồng…
Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho biết sau 1 tháng triển khai ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số, đến ngày 16.12.2020 đã có gần 230.000 lượt tải và đăng ký sử dụng (trong đó trên kho ứng dụng: AppStore là 92.900 lượt tải, Google Play là 136.000 lượt tải).
Phần lớn người sử dụng đều cho rằng, ứng dụng rất tiện lợi, hữu ích giúp dễ dàng tra cứu được thông tin quá trình tham gia, thông tin hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, kiểm tra lịch sử khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của bản thân.
Tuy nhiên, vẫn có một số phản ánh việc phải xác minh danh tính đăng ký tài khoản với cơ quan bảo hiểm xã hội để sử dụng ứng dụng VssID này là rắc rối và không cần thiết.
Lý giải về điều này, ông Nguyễn Hoàng Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, việc xác minh danh tính để đảm bảo chỉ chủ tài khoản giao dịch - người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới được phép sử dụng ứng dụng để tra cứu lịch sử khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, thông tin hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế của mình trên ứng dụng VssID để thực hiện khám chữa bệnh…
Bảo hiểm xã hội số đồng thời chứa những thông tin nhạy cảm, dữ liệu cần bảo mật cao, gắn liền với người dân. Vì vậy, cần có giấy tờ tùy thân của mỗi người để chứng minh định danh. Khi người dân chấp nhận ký vào bản khai đồng nghĩa với việc cam kết thỏa thuận chúng ta cho phép hiển thị thông tin lên ứng dụng. Theo luật định danh, hiện chưa có hành lang pháp lý rõ ràng nhưng mọi thông tin riêng tư cá nhân đều được bảo mật tuyệt đối.
Trong khi đó, thời gần đây nhiều đối tượng đã lợi dụng các thông tin cá nhân như quá trình đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để lừa đảo, trục lợi tiền của người dân. “Chính vì vậy, việc xác minh danh tính để sử dụng ứng dụng VssID là rất cần thiết, nhằm mục đích bảo vệ các quyền lợi an sinh chính đáng của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”, ông Phương nhấn mạnh.
Hướng đến BHYT toàn dânBHYT là hình thức bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe nhân dân không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm an sinh xã hội. BHYT mang lại công bằng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là người nghèo, người cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa bớt gánh nặng chi phí do bệnh tật.Tham gia BHYT là cách tốt nhất để mọi người giảm bớt rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật. Chính sách BHYT được thiết kế với rất nhiều quyền lợi dành cho người tham gia như: Trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí; Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia BHYT với các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, tham gia theo hộ gia đình, người dân tộc thiểu số, học sinh sinh viên...; được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc; được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh gần địa chỉ nơi đang sinh sống để đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và có thể thay đổi vào tháng đầu mỗi quý...Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, BHXH Việt Nam cho biết luôn nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ khám chữa bệnh BHYT với mục tiêu bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người tham gia BHYT.rong những năm gần đây, việc mở rộng quyền lợi hưởng BHYT giúp cho người có thẻ BHYT tiếp cận tối đa các dịch vụ kỹ thuật y tế tiên tiến. Hiện nay, hầu hết thuốc, dịch vụ kỹ thuật đều được Quỹ BHYT chi trả khi khám chữa bệnh đúng tuyến.BHXH Việt Nam khẳng định: "Chính sách BHYT đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là cơ chế tài chính y tế quan trọng giúp người dân khi bị ốm đau không bị rơi vào cảnh nghèo đói. Thời gian tới, BHXH sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHYT, hướng tới hoàn thành mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân".