Sau khi phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với vết mổ rất nhỏ khoảng 3cm cùng khoan 1 lỗ sọ, mở màng cứng, đặt catheter vào theo hướng dẫn của hệ thống định vị 3 chiều Navigation vào trong khối máu tụ, bệnh nhân đột quỵ nguy kịch đã thoát chết ngoạn mục.

Bệnh nhân đột quỵ nguy kịch thoát chết nhờ công nghệ cao định vị 3 chiều

Hồ Quang | 20/11/2021, 20:30

Sau khi phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với vết mổ rất nhỏ khoảng 3cm cùng khoan 1 lỗ sọ, mở màng cứng, đặt catheter vào theo hướng dẫn của hệ thống định vị 3 chiều Navigation vào trong khối máu tụ, bệnh nhân đột quỵ nguy kịch đã thoát chết ngoạn mục.

Bệnh nhân L.T.D (66 tuổi) vừa được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn trong tình trạng tri giác lơ mơ, liệt nửa mặt, liệt và mất cảm giác hoàn toàn nửa người bên trái, huyết áp cao.

Tại đây, bệnh nhân được chỉ định chụp CT sọ não thì phát hiện có khối máu tụ trong não bên phải, phù não quanh tổn thương, chèn ép các cấu trúc lân cận, thoát vị não dưới liềm từ phải sang trái.

Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị đột quỵ do xuất huyết não. Sau khi đánh giá tình trạng bệnh, nhận thấy bệnh nhân còn trong “thời gian vàng”, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cấp cứu dẫn lưu máu tụ với sự hỗ trợ định vị 3 chiều Navigation.

benh-nhan-dot-quy-nguykich-thoat-chet-nho-cong-nghe-dinh-vi-3-chieu-hinh-anh(1).png
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật theo hướng dẫn của hệ thống định vị 3 chiều Navigation vào trong khối máu tụ, đồng thời tiêm thuốc tiêu sợi huyết vào khối máu tụ để dẫn lưu máu tụ ra ngoài - Ảnh: BVCC

BS.CK 2 Đỗ Anh Vũ - Trưởng Khoa ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn cho biết bác sĩ đã chọn phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là đặt catheter vào khối máu tụ kết hợp tiêu sợi huyết qua catheter.

“Với phương pháp này, vết mổ rất nhỏ chỉ khoảng 3cm cùng khoan 1 lỗ sọ, mở màng cứng, đặt catheter vào theo hướng dẫn của hệ thống định vị 3 chiều Navigation vào trong khối máu tụ, đồng thời tiêm thuốc tiêu sợi huyết vào khối máu tụ để dẫn lưu máu tụ ra ngoài. Sau 3 ngày dẫn lưu và chụp lại CT sọ não, máu tụ trong não chỉ còn lại rất ít, người bệnh đã hoàn toàn tỉnh táo và nói chuyện bình thường, không còn dấu hiệu liệt mặt và chân tay đã cử động gần như bình thường. Sau 7 ngày bệnh nhân đã xuất viện và tiếp tục tập vật lý trị liệu tại nhà”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Theo bác sĩ Vũ, đây là một trong những phương pháp hiện đại nhất hiện nay trên thế giới về phẫu thuật xuất huyết não, có rất ít cơ sở y tế Việt Nam hiện nay có thể áp dụng. Khác với phương pháp mổ hở truyền thống cần mổ hở lớn hộp sọ, đường mổ rất lớn, tỷ lệ thành công thấp, có thể gây nhiều biến chứng và thời gian hồi phục chậm. 

“Xuất huyết não là một loại đột quỵ phổ biến, đặt biệt ở người cao tuổi. Hiện nay tại Việt Nam, mỗi năm có đến 200.000 ca đột quỵ, trong đó có khoảng 20% ca tử vong. Có nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ như thay đổi thời tiết, người có bệnh lý nền như: cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý mạch vành… đặc biệt là người có tiền sử đột quỵ có nguy cơ tái phát rất cao”, bác sĩ Vũ cho biết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh nhân đột quỵ nguy kịch thoát chết nhờ công nghệ cao định vị 3 chiều