Ngày 1.7, Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký văn bản thông báo về việc tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1 của các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT.
Theo đó, Bộ GD-ĐT thông báo cáctổ chức và cá nhân biên soạn SGK có nhu cầu thẩm định cần thực hiện thông qua đơn vị đề nghị thẩm định là các nhà xuất bản đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 1.7 đến hết ngày 15.7 trong giờ hành chính. Nếu hồ sơ gửi qua bưu điện, thời gian được tính theo ngày của dấu bưu điện đóng trên bưu phẩm. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ là Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT. BộGD-ĐT cho biết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.
Điều kiện đề nghị thẩm định sách giáo khoa, các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa có nhu cầu thẩm định sách giáo khoa cần thực hiện thông qua đơn vị đề nghị thẩm định là các nhà xuất bản đáp ứng các yêu cầu thực hiện thông qua đơn vị đề nghị thẩm định là các nhà xuất bản đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Trong đó, đơn vị tiếp nhận hồ sơn là Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT. Trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.
Từ ngày 1.7 đến hết ngày 15.7, Bộ GD-ĐT nhận hồ sơ thẩm định SGK lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới
Trước đó, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, cho biết 4 - 5 đơn vị đã chuẩn bị sách giáo khoa lớp 1, 2, 6. Bản thảo sách giáo khoa lớp 1 đã hoàn thiện và thực nghiệm, còn bản thảo sách lớp 2 và lớp 6 đang chuẩn bị vẽ tranh minh họa. Cũng theo GS Thuyết, kinh phí làm sách giáo khoa được xã hội hóa, không sử dụng ngân sách Nhà nước. Các bộ sách giáo khoa sẽ được Hội đồng Quốc gia thẩm định, nếu đạt yêu cầu mới đưa ra sử dụng.
Trước đó, ngày 14.6 Luật Giáo dục sửa đổi đã được Quốc hội thông qua, theo Điều 32 của Luật mới được thông qua, mỗi môn học có một hoặc một số SGK. Thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách, việc xuất bản sách thực hiện theo quy định của pháp luật. UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng GD-ĐT.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy banVăn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - ông Phan Thanh Bình - cho biết có ý kiến đề nghị quy định SGK phải được sử dụng ổn định, lâu dài; có ý kiến đề nghị giao HĐND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK; ý kiến khác đề nghị giao thẩm quyền cho Chính phủ hoặc Thủ tướng thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK giáo dục phổ thông.
Ủy ban thành viên quốc hội cho rằng đa số đại biểu đồng ý pháp điển hóa Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội 13 về việc có một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, có một số SGK cho mỗi môn học, giao Bộ trưởng GD-ĐT chịu trách nhiệm về chất lượng và quyết định ban hành SGK sử dụng trong cả nước.
Về thẩm quyền quyết định việc lựa chọn SGK để sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn, Luật giao UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng GD-ĐT.
Về Hội đồng quốc gia thẩm định SGK giáo dục phổ thông, ông Bình cho hay tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Luật đã quy định cụ thể về thành phần hội đồng, bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng.
Trên cơ sở quy định cụ thể về thành phần, cơ cấu này, việc giao Bộ trưởng GD-ĐT thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK theo từng môn học ở từng cấp học, để thẩm định SGK và chịu trách nhiệm về SGK là phù hợp. Vì vậy, Ủy ban thành viên quốc hội xin giữ như dự thảo chứ không quy định giao cho Chính phủ hay Thủ tướng quy định như đề nghị…
Thông tư 33 quy định rõ: Điều 17. Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa 1. Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là hồ sơ) lần đầu được lập thành một bộ, bao gồm: a) Đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa (mẫu đơn kèm theo Thông tư này). b) Bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định. c) Thuyết minh về bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định, bao gồm: tên sách giáo khoa; tên tác giả, chủ biên, tổng chủ biên (nếu sách có chủ biên, tổng chủ biên); mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng; cấu trúc, nội dung; quá trình và kết quả thực nghiệm; các thông tin liên quan khác (nếu có). d) Lý lịch khoa học của các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên (nếu sách có chủ biên, tổng chủ biên) và người biên tập. 2. Hồ sơ đề nghị thẩm định lại bao gồm: a) Bản mẫu sách giáo khoa đã chỉnh sửa, bổ sung; b) Báo cáo tổng hợp nội dung tiếp thu hoặc giải trình nội dung không tiếp thu kết luận của Hội đồng. Điều 18. Đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa 1. Đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa là nhà xuất bản được thành lập theo quy định của pháp luật, trong đó việc tổ chức xuất bản sách giáo khoa phải được ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản. |