Về bảo hiểm nhân thọ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết luật nghiêm cấm việc cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm.
Thị trường và chính sách

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Cấm tư vấn sai, lợi dụng người nhận thức chưa cao để bán bảo hiểm

Lam Thanh 18/03/2024 10:14

Về bảo hiểm nhân thọ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết luật nghiêm cấm việc cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm.

Sáng 18.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Bộ sẽ xử lý những trường hợp dây dưa đền bù bảo hiểm

Các đại biểu cho biết thời gian qua, người dân và cử tri rất quan tâm đến việc mua bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế bắt buộc. Do đó, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết việc mua mua bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế bắt buộc có gây ra lãng phí không? Khung pháp lý nào để cấp phép đào tạo các đơn vị môi giới bảo hiểm trong thời gian tới? Kết quả xử lý sai phạm trong việc bán bảo hiểm qua ngân hàng và giải pháp của Bộ Tài chính trong thời gian tới để ngăn chặn các sai phạm này?

Về bảo hiểm nhân thọ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết hiện có 19 công ty bảo hiểm, trong đó có 2 công ty bảo hiểm trong nước, 17 công ty bảo hiểm liên doanh và nước ngoài.

"Việc hoạt động chủ yếu do đại lý và nhân viên ở trong nước thực hiện. Khi liên kết bán qua ngân hàng có thể do hành vi của nhân viên ngân hàng, cũng chưa xác định rõ vai trò của các chủ tịch, lãnh đạo các ngân hàng thương mại, cũng có thể do bảo hiểm liên kết để hưởng chi phí dịch vụ", Bộ trưởng Phớc nêu.

bh-1.jpeg
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Tuy vậy, theo Bộ trưởng, trong quá trình thực hiện, vai trò thanh tra, kiểm tra còn thiếu về định hướng, quản lý dẫn tới tình trạng nhân viên tư vấn sai, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Vì vậy, Bộ Tài chính xây dựng quy trình thanh tra kiểm tra để đảm bảo đúng quy định...

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, các hành vi chèo kéo trong bán bảo hiểm là hành vi của các nhân viên bảo hiểm, công ty bảo hiểm. Về mặt quản lý, luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn lợi dụng những người chưa có nhận thức cao để bán bảo hiểm.

Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại, xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Về hợp đồng kéo dài, ông Phớc cho biết trước đây, có những hợp đồng dài hàng chục trang, gây sơ hở trong nắm bắt thông tin, gây thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, khi sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ quan soạn thảo đã dành một chương cho hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo hợp đồng bảo hiểm gọn và rõ hơn, chặt chẽ hơn.

Ngoài ra, luật cũng có quy định, trong vòng 21 ngày, nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót thì người tham gia bảo hiểm có quyền đòi nhận lại tiền và công ty bảo hiểm phải trả lại cho người tham gia bảo hiểm.

bh-2.jpeg
Các đại biểu quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại, Bộ trưởng Phớc cho hay nội dung đã được quy định rõ trong Luật Bảo hiểm năm 2023. Đối với việc thực hiện bồi thường thiệt hại chậm hoặc cố tình co kéo, gây ra tranh chấp hiện có hai kênh giải quyết. Đó là gọi đến Cục Quản lý bảo hiểm sẽ có trách nhiệm giải quyết trong phạm vi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Nếu có dấu hiệu lừa đảo hình sự sẽ được xử lý qua bộ phận điều tra hình sự.

“Bộ Tài chính đã chỉ đạo các công ty bảo hiểm thực hiện vấn đề này một cách nghiêm túc. Công ty bảo hiểm nào dây dưa, không trả bảo hiểm thì Cục Quản lý bảo hiểm của Bộ Tài chính sẽ tổ chức thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại theo quy định”, ông Phớc nói.

Tiếp tục thanh tra nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Tài chính trước đó, tính đến cuối năm 2023, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế với tổng số tiền ước đạt 762.580 tỉ đồng và chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 86.376 tỉ đồng. Tổng tài sản của các doanh nghiệp ước đạt 913.308 tỉ đồng, tăng 11,12% so với năm 2022.

Tuy nhiên, do phát triển nhanh, trong thời gian vừa qua, thị trường bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ đã phát sinh một số vấn đề về chất lượng hoạt động tư vấn, cũng như dịch vụ chăm sóc và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng. Cùng với đó, nếu như trước đây, thị trường chỉ có kênh đại lý truyền thống, thì thời gian qua đã hình thành thêm nhiều kênh phân phối khác là các đại lý tổ chức mà điển hình là kênh phân phối qua ngân hàng (“Bancassurance”).

Bancassurance giúp hoạt động khai thác bảo hiểm trở nên đa dạng, nhưng cũng tạo ra sự phức tạp hơn và chúng ta cần phải nhìn nhận lại, chấn chỉnh để hoạt động đúng hướng, lành mạnh.

bh-5.jpeg
Nhiều sai phạm trong hoạt động bảo hiểm nhân thọ đã xảy ra trong thời gian qua

Trong năm 2022 và năm 2023, Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với 10/17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có triển khai bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (có doanh thu phí bảo hiểm khai thác qua kênh bancassurance chiếm 96,83% tổng doanh thu phí khai thác qua kênh bancassurance của cả thị trường bảo hiểm nhân thọ).

Các hành vi vi phạm qua kênh bancassurance đã được phát hiện qua thanh tra gồm: Sai phạm về việc ban hành quy trình, quy chế, sai phạm về việc tuân thủ biểu phí sản phẩm, đại lý bảo hiểm không tuân thủ quy định Công ty và quy định pháp luật.

Theo đó, xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 doanh nghiệp, phạt tiền 310 triệu đồng; đình chỉ hoạt động ký kết hợp đồng bảo hiểm mới khai thác qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thời hạn…

Năm 2024, theo kế hoạch đã được phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ thực hiện thanh tra 6 doanh nghiệp. Trong đó, Bộ sẽ thanh tra việc triển khai bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 2 công ty (Mirae Asset Prévoir, Cathay Life Việt Nam).

Bài liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Cấm tư vấn sai, lợi dụng người nhận thức chưa cao để bán bảo hiểm