Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr hôm 6.2 lại làm dấy lên những căng thẳng ngoại giao đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, khi cho rằng Bắc Kinh đang quyết tâm để thiết lập sự thống trị trên thị trường mạng không dây tốc độ cao thế hệ tiếp theo, gây lo ngại về an ninh.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang quyết tâm ‘thống trị’ mạng không dây

Hoàng Vũ | 08/02/2020, 06:11

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr hôm 6.2 lại làm dấy lên những căng thẳng ngoại giao đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, khi cho rằng Bắc Kinh đang quyết tâm để thiết lập sự thống trị trên thị trường mạng không dây tốc độ cao thế hệ tiếp theo, gây lo ngại về an ninh.

Những bình luận của ông Barr được đưa ra trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang tăng cường nỗ lực cảnh báo các nước khác cảnh giác với đầu tư và ảnh hưởng của Trung Quốc. Những bình luận của ông đã lặp lại ý kiến ​​của Ngoại trưởng Mike Pompeo, người trong chuyến đi tới châu Âu hồi tháng trước đã thúc giục các đồng minh cấm tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei tham gia lắp đặt vào mạng 5G, vì lo ngại về an ninh.

“Nếu Trung Quốc thiết lập sự thống trị duy nhất đối với mạng 5G, họ sẽ có thể chi phối các cơ hội phát sinh từ một loạt các công nghệ mới nổi vốn sẽ phụ thuộc và đan xen với nền tảng 5G”, Bộ trưởng Barr cho biết.

Mạng di động 5G được phát triển và thiết kế để cung cấp tốc độ truy cập nhanh với cách chia sẻ thông tin và dữ liệu mang tính đột phá. Và Huawei của Trung Quốc đang là nhà sản xuất thiết bị hạ tầng viễn thông hàng đầu trên thế giới, do đó các quan chức Mỹ đã tìm cách kêu gọi các đồng minh của mình không hợp tác vì lo ngại rằng tập đoàn viễn thông này có thể chia sẻ dữ liệu với tình báo Trung Quốc – điều mà Huawei vốn luôn phủ nhận.

“Phần lớn các cuộc thảo luận về sự nguy hiểm của việc cho phép Trung Quốc thiết lập sự thống trị đối với mạng 5G đã tập trung vào mối quan tâm an ninhvới lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể giám sát và quản lý chúng. Hiện tại, Trung Quốc đã chiếm được 40% thị trường cơ sở hạ tầng 5G trên toàn cầu.

Trên thực tế, đó là một mối nguy hiểm lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ đã không dẫn đầu kỷ nguyên công nghệ tiếp theo. Vì vậy, chúng ta nên huy động nguồn lực để vượt qua Trung Quốc trước khi để họ thống trị 5G”, Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ cho biết.

Những nỗ lực của Mỹ để “loại trừ” Huawei phải đối mặt với một thất bại gần đây khi một đồng minh quan trọng là Anh đã quyết định cho phép Huawei có vai trò hạn chế cung cấp thiết bị mạng tốc độ cao mới cho các nhà mạng không dây tại nước này.

Bình luận trêncủa người đứng đầu Bộ Tư pháp Mỹ được đưa ra trong một hội nghị tập trung vào những lo ngại về gián điệp kinh tế và trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc được tổ chức vào hôm 6.2 ởTrung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ.

Tại sự kiện này, các quan chức Mỹ đã công bố số liệu của Bộ Tư pháp cho thấy sự gia tăng mạnh về số vụ bắt giữ liên quan đến Trung Quốc, tương ứng với những gì chính quyền Washingtoncoi là mối đe dọa khẩn cấp đối với sự thịnh vượng về kinh tế cũng như sở hữu trí tuệ của Mỹ.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp Mỹ, đã có 24 vụ bắt giữ liên quan đến Trung Quốc trong năm 2019, tăng15 vụ so với năm 2018. Và đã có tận 19 vụ chỉ trong vòng 2 tháng đầu của năm 2020.

Gần đây nhất, một giáo sư của Đại học Harvard đã bị tòa án Liên bang Mỹ truy tố với cáo buộc nhận tiền tài trợ từ Đại học Công nghệ Vũ Hán (WUT) nhưng đã lừa dối khi phủ nhận mối quan hệ liên quan với các tổ chức Trung Quốc.

Giáo sư Charles Lieber, 60 tuổi, trưởng khoa Hóa và Sinh hóa của Đại học Harvard, đã không khai báo trung thực về mối liên hệ hợp tác với một số tổ chức Trung Quốc, nơi ông nhận được hàng trăm nghìn USD tiền tài trợ.

Hiện, các quan chức Tư pháp Mỹ đang không ngừng nỗ lực để chống lại việc đánh cắp bí mật thương mại và nghiên cứu học thuật của Trung Quốc, bao gồm thông tin quan trọng như về quốc phòng, công nghệ y tế cao cấp... Trong những năm gần đây, giới chức Mỹ cho biết, ngoài việc dựa vào tin tặc để đánh cắp thông tin, Trung Quốc còn không ngừng tuyển dụng các nhà khoa học và các cá nhân khác..

Tuy nhiên, không phải tất cả các mục tiêu, bao gồm cả giáo sư Harvard bị bắt, đều là người Trung Quốc. “Nói một cách rõ ràng, đây không phải là về toàn bộ người dân Trung Quốc, mà đó là về chính phủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray cho biết.

Hoàng Vũ (theo AP)
Bài liên quan
Thị trường chủ lực Mỹ có phải là 'điểm sáng' cho con tôm Việt Nam?
Liệu thị trường chủ lực như Mỹ có phải là điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không khi mặt hàng này dù có cơ hội so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn còn khó về giá cả, giữ thị phần, các rào cản thương mại, biến động thị trường...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang quyết tâm ‘thống trị’ mạng không dây