Ngày 22.1 Bộ Y tế cho hay đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội năm 2018. Đây là biện pháp để chủ động phòng, chống dịch bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe người dân, không để dịch bệnh bùng phát.

Bộ Y tế lo ngại bệnh cúm gia cầm bùng phát dịp Tết Mậu Tuất

Hồ Quang | 22/01/2018, 16:32

Ngày 22.1 Bộ Y tế cho hay đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội năm 2018. Đây là biện pháp để chủ động phòng, chống dịch bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe người dân, không để dịch bệnh bùng phát.

Theo Bộ Y tế trong những tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018 các dịch bệnh mới nổi như Mers - CoV tiếp tục ghi nhận ở khu vực Trung Đông, bệnh cúm A (H7N9) vẫn xảy ra ở Trung Quốc. Trong khi đó, tại Việt Nam, dịch cúm A (H5 N1) và cúm A (H5N6) vẫn tiếp tục xảy ra trên gia cầm ở nhiều khu vực, và có nguy cơ lây truyền sang người.

Bộ Y tế nhận định trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm 2018 tình hình dịch bệnh sẽ rất phức tạp, khi thời tiết bước vào mùa đông – xuân sự gia tăng sử dụng thực phẩm và giao lưu đi lại của người dân làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người, sởi, ho gà, thủy đậu, các bệnh lây truyền qua thực phẩm tại cộng đồng.

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền và các ban ngành, đoàn thể địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để tích cực triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả, không để bùng phát dịch bệnh tại địa phương.

Các địa phương phải chỉ đạo sở y tế tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập, dịch bệnh mùa đông xuân, các bệnh hay gặp trong dịp Tết, lễ hội; tập trung giám sát các trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người, sởi, ho gà, thủy đậu, các bệnh lây truyền qua thực phẩm tại cộng đồng.

Tổ chức công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân; thực hiện phân luồng khám bệnh, thiết lập khu vực riêng khám, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Sở y tế các địa phương cần tham mưu, tổ chức các đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm; tập trung các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh sởi, ho gà và các bệnh do vi rút cúm lây truyền từ gia cầm sang người.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạocác sở, ngành có liên quan khácsẵn sàng các trang thiết bị vật tư, hóa chất, thuốc đáp ứngkịp thời cho công tác phòng chống dịch bệnh;tăng cường giám sát, điều tra phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên đàn gia cầm, tổ chức xử lý triệt để ổ dịch; tập trung kiểm tra ngăn chặn gia cầm nhập lậu, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất; xử lý nghiêm những hộ kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm trái phép; tuyệt đối không để tình trạng buôn bán kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm lậu, không rõ nguồn gốc; tổ chức các đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng phòng bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm....

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế lo ngại bệnh cúm gia cầm bùng phát dịp Tết Mậu Tuất