Ông Dương Ngọc Thí – Phó Viện trưởng Viện chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cho biết, hiện nay, các hộ nông dân áp dụng mô hình sản xuất ra an toàn còn rất ít, may chăng chỉ khoảng 5%.

Cả nước chỉ có 5% các hộ sản xuất rau an toàn

Một Thế Giới | 29/10/2013, 16:00

Ông Dương Ngọc Thí – Phó Viện trưởng Viện chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cho biết, hiện nay, các hộ nông dân áp dụng mô hình sản xuất ra an toàn còn rất ít, may chăng chỉ khoảng 5%.

           

 Không được quan tâm chất lượng rau quả

Tại hội thảo: “Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất rau: Từ hộ sản xuất nhỏ đến các đầu mối phân phối”, bà Lê Thị Hồng – Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho rằng, nguồn tiêu thụ các mặt hàng rau quả thực phẩm tại Việt Nam hiện nay còn lệ thuộc chủ yếu vào thương lái, nên việc đảm bảo chất lượng sản phẩm rau quả đã không được quan tâm.

“Hàng hoá do người nông dân sản xuất ra thường bán trực tiếp cho các thương lái, nên nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm hầu như không được quan tâm, các chủ thể chưa có ý thức cao trong việc tuân thủ các quy định để giữ chất lượng ổn định và thống nhất.

Hình thức mua bán nông sản không thông qua hợp đồng chính thức nên người nông dân có thể phải chịu một số rủi ro khi bán ra nhiều khó kiểm soát, bị ép giá, không có cơ sở để đảm bảo quyền lợi hay trách nhiệm của các bên tham gia” – bà Hồng nói.

Ngoài ra, bà Hồng cũng chỉ ra rằng, hình thức thanh toán ngay bằng tiền mặt và thoả thuận miệng hiện nay đang chiếm vị trí chủ yếu. Chính việc thoả thuận lỏng lẻo đã dẫn đến việc quan hệ buôn bán giữa nông dân và thương lái không có ràng buộc chắc chắn, việc phá vỡ cam kết thường xuyên xảy ra nên những rủi ro trong tiêu thụ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh của cả đôi bên.

Chỉ 5% các hộ sản xuất rau an toàn

Trao đổi bên lề hội thảo, ông Dương Ngọc Thí – Phó Viện trưởng Viện chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cho biết, hiện nay mới chỉ có 5% các hộ áp dụng tiêu chuẩn sản xuất rau quả an toàn.

“Đã có một số dự án thí điểm các dự án sản xuất rau an toàn, nhưng mới chỉ rất nhỏ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tuyên truyền việc sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng thực tế chưa được nhiều, may chăng là được 5% tổng diện tích” – ông Thí nói.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ông Thí cho rằng người nông dân từ trước đến nay đều chú trọng vào việc sản xuất theo số lượng, tâm lý nhiều là tốt, bán được nhiều thì thu được nhiều tiền, mà chưa nghĩ đến giá trị an toàn của sản phẩm khi tạo ra cho họ. Ngoài ra, còn do công tác quản lý nên giữa các sản phẩm an toàn và chưa an toàn có mức chênh lệch giá chưa cao, khiến người nông dân chưa nhìn nhận được lợi ích từ việc bỏ công sức ra sản xuất rau quả an toàn.

Mặt khác, ông Thí cũng chỉ ra một thực trạng hiện nay là giữa người sản xuất rau quả và người tiêu dùng chưa có sự tin tưởng lẫn nhau.

Để giải quyết được vấn đề này, ông Thí đề xuất phải quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối, hệ thống tiêu dùng, để từ đó người nông dân có động lực sản xuất các sản phẩm an toàn, và người tiêu dùng có thể tin tưởng việc sản xuất từ các mô hình là thực chất, các sản phẩm chất lượng, khiến người sản xuất và người tiêu dùng xích lại gần nhau hơn.

DUYÊN DUYÊN

           
Bài liên quan
Công an khởi tố 62 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm trong năm 2024
Thông tin trên vừa được Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
một phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cả nước chỉ có 5% các hộ sản xuất rau an toàn