Hãng tin AFP điểm lại các chuyến công ty nước ngoài của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un từ lúc ông lên cầm quyền đến nay.

Các chuyến công du nước ngoài của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Cẩm Bình | 12/09/2023, 22:00

Hãng tin AFP điểm lại các chuyến công ty nước ngoài của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un từ lúc ông lên cầm quyền đến nay.

Nhà lãnh đạo Kim trong 6 năm đầu cầm quyền (từ năm 2011) không hề rời khỏi đất nước. Đến năm 2018 ông lần lượt sang Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Singapore để gặp các nhà lãnh đạo khác, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nỗ lực đàm phán với Mỹ thất bại, sau đó đại dịch COVID-19 bùng phát nên nhà lãnh đạo Kim ngừng hẳn hoạt động công du nước ngoài đồng thời phong tỏa biên giới suốt 3 năm. Nhưng đến tháng 9.2023, ông lại ngồi tàu hỏa sang Nga.

nhanorth(1).jpg
Nhà lãnh đạo Kim vừa xuất phát sang Nga - Ảnh: KCNA

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Kim là đến Bắc Kinh vào tháng 3.2018 bằng tàu hỏa, gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cuộc gặp diễn ra sau khi Trung Quốc ủng hộ một loạt nghị quyết Liên Hợp Quốc áp đặt trừng phạt cứng rắn với Triều Tiên vì nước này đẩy mạnh thử nghiệm tên lửa và hạt nhân.

Sang Trung Quốc lần thứ hai

Tháng 5.2018, nhà lãnh đạo Kim đã đến thành phố Đại Liên gặp Chủ tịch Tập, nhưng là bằng máy bay.

Hai ông gặp nhau trước thời điểm nhà lãnh đạo Kim gặp Tổng thống Trump, làm dấy lên đồn đoán Trung Quốc tìm cách thảo luận khả năng nối lại quan hệ hữu nghị Mỹ - Triều.

Hội nghị liên Triều

Ngày 26.5.2018, nhà lãnh đạo Kim gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại làng Panmunjom ở khu phi quân sự (DMZ) giữa hai nước. Hai ông dành vài giờ đồng hồ trò chuyện và ăn tối.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lịch sử

Ngày 10.6.2018, nhà lãnh đạo Kim dùng chiếc máy bay Air China 747 do Trung Quốc cung cấp sang Singapore dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lịch sử.

Hai ngày sau ông gặp Tổng thống Trump, ký kết “Bản tuyên bố Hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên” không có lộ trình cụ thể.

Đổi lại Tổng thống Trump cam kết ngừng hoạt động tập trận chung Mỹ - Hàn vốn bị Triều Tiên xem như hành vi khiêu khích.

cac.jpg
Cuộc gặp lịch sử tại Singapore - Ảnh: Reuters

Chuyến thăm Trung Quốc lần thứ ba

Một tuần sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore, nhà lãnh đạo Kim bay sang Trung Quốc gặp Chủ tịch Tập. Hai ông đưa ra cam kết duy trì tình hữu nghị và hợp tác kinh tế.

Thời điểm đó giới phân tích nhận định nhà lãnh đạo bay sang để thông báo kết quả hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều cho Chủ tịch Tập.

Chuyến thăm Trung Quốc lần thứ tư

Ở lần công du tháng 1.2019 này nhà lãnh đạo Kim di chuyển bằng tàu hỏa.

5 tháng sau đó Chủ tịch Tập thăm Bình Nhưỡng - chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ năm 2005. Ông cam kết ủng hộ mạnh mẽ Triều Tiên trong nỗ lực đàm phán phi hạt nhân hóa đang bế tắc với Mỹ.

Sang Việt Nam tháng 2.2019

Hành trình hơn 60 tiếng đồng hồ đưa nhà lãnh đạo Kim đến Hà Nội dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai.

Hội nghị không đạt kết quả như mong đợi. Mỹ - Triều không thống nhất được các biện pháp phi hạt nhân hóa mà Bình Nhưỡng sẽ thực hiện để đổi lấy dỡ bỏ trừng phạt.

Chuyến thăm Nga đầu tiên

Ngày 25.4.2019, đoàn tàu hỏa chở nhà lãnh đạo Kim vượt biên giới đến thành phố Vladivostok gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tại đây nhà lãnh đạo Kim đổ lỗi phía Mỹ đã làm nỗ lực đàm phán phi hạt nhân hóa thất bại.

Cuộc gặp ngắn ngủi tại biên giới

Tháng 6.2019, Tổng thống Trump đến DMZ để gặp nhà lãnh đạo Kim.

Tổng thống Trump trở thành nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Kim cũng bước sang lãnh thổ Hàn Quốc.

Sang Nga lần thứ hai

Mới đây nhà lãnh đạo Kim ngồi tàu hỏa sang Nga gặp Tổng thống Putin. 

Bài liên quan
Quan chức Triều Tiên sang thăm Iran
Hãng thông tấn KCNA ngày 24.4 đưa tin một phái đoàn do Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại CHDCND Triều Tiên Yun Jong-ho dẫn đầu đã lên đường sang thăm Iran.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các chuyến công du nước ngoài của nhà lãnh đạo Triều Tiên