Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất gia công, lắp ráp 9 tháng năm 2015 vẫn duy trì ở mức cao như máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; linh kiện điện thoại; nguyên phụ kiện dệt may, da giày. Thông tin được đưa ra tại hội nghị giao ban ngành Công thương hôm qua (5.10).

Các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước

Một Thế Giới | 06/10/2015, 08:34

Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất gia công, lắp ráp 9 tháng năm 2015 vẫn duy trì ở mức cao như máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; linh kiện điện thoại; nguyên phụ kiện dệt may, da giày. Thông tin được đưa ra tại hội nghị giao ban ngành Công thương hôm qua (5.10).

Ngành Công thương cho biết, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 9 tháng ước đat 124,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 73,3%, tăng 20,7% chiếm tỷ trọng 58,8%; Kim ngạch nhâp khẩu của doanh nghiệp trong nước đạt 51,3 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ 2014.

Như vậy, nhập siêu 9 tháng năm 2015 ước khoảng 3,86 tỷ USD, bằng 3,2% kim ngạch xuất khẩu, tháng 9/2015 ước nhập siêu 100 triệu USD. Trong đó, khối doanh nghiệp FDI  (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,9 tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 15,8 tỷ USD.

Trong 9 tháng năm 2015, xuất khẩu ước đạt khoảng 73,2% kế hoạch năm 2015 (kế hoạch là 165 tỷ USD). Khối các doanh nghiệp FDI vẫn duy trì vụ trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu, tỷ trọng ngày càng tăng, xuất khẩu của khối FDI (không kể dầu thô) 9 tháng năm 2015 chiếm 68%. Xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước giảm cho thấy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước còn khó khăn.

Tăng trưởng xuất khẩu 9 tháng năm 2015 thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu 9 tháng năm 2014, do giá xuất khẩu giảm.

Các mặt hàng xuất khẩu có sự tham gia của khối FDI như máy vi tính, điện tử và linh kiện… có mức tăng trưởng xuất khẩu không mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy sau một thời gian tăng trưởng cao, các mặt hàng này đã có sự tăng trưởng ổn định. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, giầy dép, đồ gỗ vẫn giữ mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung.

Đặc biệt, xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm nay giảm 9,12% (chỉ đạt 4,53 triệu tấn), nguyên nhân do các thị trường nhập khẩu giảm.

Tuy nhiên, trong quý 3, mức độ xuất khẩu gạo đã khả quan và tín hiệu đáng mừng nhất là VN vừa trúng thầu xuất khẩu 450.000 tấn gạo sang Philippines. Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định : lượng hợp đồng xuất khẩu thời gian tới sẽ tăng mạnh so quý 3 nên quý 1/2016. Lượng tồn kho gạo hiện nay chỉ còn khoảng 1,4 triệu tấn, lượng thóc gạo thu hoạch vụ vừa qua không nhiều. Vì vậy, từ nay đến cuối năm, sẽ không phải lo công tác thị trường mà chỉ lo điều hành cân đối cung cầu sát với thực tế.

Hiệp hội này cũng dự báo: “việc cân đối lượng hàng cho xuất khẩu sẽ căng thẳng. Chỉ trong vòng mấy ngày qua, giá gạo tăng 300 đồng/kg và tình hình này tiếp tục tăng khi chúng ta phân bổ hợp đồng”, ông Huỳnh Minh Huệ, tổng thư ký  cho biết.

Đánh giá chung về tình hình xuất, nhập khẩu 9 tháng 2015, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho răng tình hình khả quan, phấn khởi , mức tăng trưởng cao hơn quý trước, tháng trước.  “Nhập siêu không phải hiện tượng của năm nay, chúng ta đã có dự báo. Bộ Công thương vẫn đang đạt được mục tiêu, chính sách và giải pháp và dự kiến giữ được ở mức dưới 5% như Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, cần tiếp tục tích cực cải cách môi trường kinh doanh để nâng cao, hoàn thiện đầu tư kinh doanh doanh, xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp không chỉ hội nhập mà còn trong đầu tư”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói.

Để khắc phục tình trạng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và trong ngắn hạn là ảnh hưởng từ sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng các doanh nghiệp song song với việc tiếp tục củng cố vị trí tại các thị trường xuất khẩu truyền thống và mở rộng thị trường tiềm năng, thì cần chủ động hơn nữa về nguồn nhân lực (lao động và nguồn vốn…), đầu tư thiết bị, công nghệ phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước chủ động cung ứng nguyên phụ liệu.
>> Cô giáo hù chém đồng nghiệp nay lại dọa đánh chết cả ban giám hiệu
>> Ông Lê Phước Thanh phân trần việc con trai làm Giám đốc sở khi 30 tuổi
>> Người Syria coi Nga là ‘đấng cứu thế’
>> Vợ bầu Kiên đau đớn mất trắng 7,7 tỷ chỉ trong một tuần
>> Clip nóng của 2 học sinh Tuyên Quang bị phát tán, dưa hấu giá 137 triệu đồng
>> Hoài Linh: 8 người, 1 cái chuồng heo và mối tình ở quán karaoke

Vĩnh Nguyên

Bài liên quan
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước